Bàn về tình hình miền Nam, tờ báo tư sản Pháp Diễn đàn các dân tộc (19-8) có một đoạn như sau:

- Các giáo phái đang tìm cách sống chung trong một nước nhà, một nước nhà không bị một giáo phái khác độc tài, tham quyền cố vị và hung tợn như giáo phái của Ngô Đình Diệm thống trị.

Với cả đàn thân thích dòng họ của nó, với bọn tay sai của nó, giáo phái Ngô Đình Diệm tàn nhẫn và không ngại làm đổ máu để giữ lấy quyền vị của nó. Nó có ngoại viện là bọn Mỹ có quyền thế, nhưng dại dột. Chúng đã đưa Tưởng Giới Thạch đến thất bại, chúng đã đẩy Lý Thừa Vãn xâm phạm Bắc Triều Tiên. Chúng luôn luôn ủng hộ bọn độc tài và phản dân chủ.

Song nhân dân miền Nam không ủng hộ giáo phái họ Ngô. Bọn này đã tổ chức một cuộc míttinh “chống thực dân, chống cộng sản” và để “hoan hô Ngô thủ tướng”.

Họ đi kéo từng người, họ dùng máy phóng thanh, họ rải hàng triệu lá truyền đơn, nhưng kết quả thật là tẻ quá: Sài Gòn - Chợ Lớn có 2 triệu nhân dân, mà cả thẩy chỉ có độ 6.000 người tham gia míttinh. Trong số đó gồm có những dân di cư bị bắt ép phải đi, những công chức vừa đi vừa lẵm cặm, và những trẻ em các trường học công giáo do thầy dòng dẫn đi. Không đầy 500 người tự động tham gia cuộc míttinh “khổng lồ” ấy.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 550, ngày 4-9-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.