J. An-sốp, một phóng viên nổi tiếng Mỹ, đã viết như sau (11-4-1956):

Ngoài cuộc nguy ngập về quân sự năm 1940[1], Anh chưa bao giờ gần bị phá sản như ngày nay. Cuộc khủng hoảng này rất nghiêm trọng, nhưng lại thầm kín, cho nên chỉ những người Anh cao cấp biết:

Về nguyên liệu, Anh hoàn toàn nhờ vào các nước thuộc địa cũ.

Về ngân sách, 16% nhờ vào cao-su Mã Lai, mà ở Mã Lai thì đang có chiến tranh giải phóng dân tộc. 8% nhờ vào ca-cao châu Phi, mà nhân dân châu Phi thì đang sục rục.

Dầu lửa ở Trung Đông là mạch máu của Anh. Nếu dầu lửa bị ngừng trễ, thì toàn bộ kinh tế của Anh bị bế tắc, mà tình hình Trung Đông thì rất lộn xộn.

Tất cả số tiền dự trữ của Anh ít hơn số tiền quyên góp của hãng xe hơi Pho (Mỹ)…

Nói tóm lại: Phong trào ở các thuộc địa cũ đang đe dọa đưa Anh đến cuộc phá sản cuối cùng. Vì vậy, Anh cố bám lấy đảo Síp (đất đai của nước Gơ-rét) để giữ lấy con đường chuyên chở dầu lửa. Mỹ thì cho việc Anh làm như vậy là điên rồ. Nhưng Anh không có cách gì khác. Dù Anh đúng hay là sai, nếu Mỹ không kịp thời tìm cách bổ cứu, thì tình hình này sẽ biến thành một thất bại thảm hại cho cả phương Tây.

Để cứu vãn tình thế ấy, Bộ Tài chính Anh phải thi hành chính sách tiết kiệm triệt để.

Về chính sách tiết kiệm, một tờ báo Anh than phiền:

Trong lúc tài chính khó khăn, chính phủ buộc dân tiết kiệm, nhưng tự chính phủ lại lãng phí về mặt khác, thí dụ:

“Một chiếc tàu đi chơi của nhà vua giá là 2.000 triệu phrăng; việc giữ gìn tàu ấy mỗi ngày tốn 2 triệu rưởi phrăng.

Nhà vua đã có 4 chiếc máy bay, giá mỗi chiếc là 50 triệu phrăng. Nay lại sắp thay bằng 4 chiếc khác, giá mỗi chiếc là 400 triệu phrăng.

Để sửa sang phòng khách của nhà vua ở sân bay cũng tốn 40 triệu phrăng.

Đóng một toa xe lửa riêng cho nhà vua, tốn 40 triệu phrăng,…”

Thế là ở nước Anh, nguy cơ khủng hoảng thì lớp trên thấy mà nhân dân như hình không thấy. Còn nhân dân thì mạnh dạn phê bình, mà lớp trên thì không dám tự phê bình.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 791, ngày 4-5-1956, tr.2.

[1] Năm 1940, bị phát xít Đức tấn công và tàn phá dữ dội, Anh rất nguy ngập.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.