“Sự củng cố không ngừng của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, dân chủ và hòa bình, của các lực lượng dân tộc giải phóng - là một sự quan trọng quyết định. Trong thời kỳ ấy, Liên Xô, Trung Quốc cộng hòa nhân dân và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã củng cố địa vị của họ trên thế giới; uy tín và quan hệ của họ với các nước khác đã phát triển rất to. Phe xã hội chủ nghĩa quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đối với thời cuộc trên thế giới.

Lực lượng hòa bình phát triển mạnh, là nhờ sự xuất hiện trên vũ đài thế giới nhiều nước yêu chuộng hòa bình ở châu Âu và châu Á, nguyên tắc ngoại giao của các nước ấy là không tham gia vào khối nào. Những giới lãnh đạo chính trị của các nước ấy cân nhắc một cách đúng đắn rằng: Tham gia những khối có tính chất đế quốc và quân sự, thì chỉ đưa lại cho nước họ sự nguy hiểm, là sẽ bị các lực lượng xâm lược lôi cuốn họ vào những cuộc chiến tranh phiêu lưu, và đẩy họ vào tai nạn chạy thi binh bị.

Vì lẽ đó, trên thế giới, đã hình thành một “giải hòa bình” rộng lớn, gồm những nước yêu chuộng hòa bình - xã hội chủ nghĩa hay là không phải xã hội chủ nghĩa - ở châu Âu và châu Á. Giải hòa bình ấy bao gồm những vùng rộng mênh mông với độ 15 trăm triệu nhân dân, tức là đại đa số nhân dân trên quả đất.

Sự hành động mạnh mẽ của quần chúng nhân dân để ủng hộ hòa bình đã có ảnh hưởng sâu xa trên thời cuộc quốc tế. Trong lịch sử, người ta chưa hề thấy một thời đại nào bằng thời đại này về cuộc phấn đấu rộng khắp và các tổ chức của quần chúng nhân dân chống nguy cơ chiến tranh…”. (Đồng chí Khơ-rút-sốp: Báo cáo trong Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô).

Vẽ theo báo tư sản Mỹ Thời báo Nữu-Ước (5-2-1956)

Năm 1939


Năm 1955

Vì vậy đế quốc than: Trăm năm trong cõi người ta,

Hòa bình, đế quốc, khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Tiền đồ đế quốc những đau đớn lòng!

Nhân dân đáp:

Gió xuân thổi ngọn cờ hồng,

Đường lên thế giới đại đồng không xa,

Hoà bình ta giữ của ta,

Nhân dân bốn bể đều là anh em!

C.B.

---------

14/3/1956 00:00

Báo Nhân Dân, số 742, ngày 15-3-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.