Đối với nước ta, tình hữu nghị của Chính phủ và nhân dân Liên Xô thật là nồng nàn, thắm thiết. Vài thí dụ:

Trong Hội nghị Giơnevơ, đại biểu Liên Xô hoàn toàn ủng hộ lập trường hòa bình của ta.

Hội nghị kết thúc, Chính phủ Liên Xô liền tuyên bố sự thắng lợi to lớn của ta:

“... Việc đình chiến ở Đông Dương tạo cho các dân tộc Việt, Lào và Miên những khả năng phát triển kinh tế và văn hóa trong điều kiện hòa bình... Nghị quyết của Hội nghị Giơnevơ về việc tổ chức tuyển cử tự do ở Việt Nam trong tháng 7-1956, tạo những điều kiện để thống nhất quốc gia Việt Nam phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam”.

Trong bức điện gửi Hồ Chủ tịch, Xôviết tối cao và Chính phủ Liên Xô viết:

“Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô kính gửi nhân dân Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và riêng đồng chí những lời chúc mừng thân ái nhân dịp ký kết tại Giơnevơ hiệp định ngừng bắn và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

“Những Hiệp định Giơnevơ đánh dấu một thắng lợi quan trọng của lực lượng hòa bình, đồng thời làm nổi bật cuộc đấu tranh đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam giành tự do và độc lập dân tộc.

“Nhân dân Liên Xô và Chính phủ Liên Xô chào mừng nhân dân Việt Nam anh dũng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhiệt liệt chúc nhân dân Việt Nam mau chóng phục hưng đất nước, thu được nhiều thắng lợi trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong hoàn cảnh hòa bình”.

Sau Hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Liên Xô liền phái tàu thủy vượt mấy nghìn cây số để chở bộ đội và cán bộ ta từ miền Nam ra tập kết ở miền Bắc.

Vì tình hữu nghị thắm thiết và không bờ bến ấy, hôm nay nhân dân Việt Nam ta nhiệt liệt cùng anh em Liên Xô và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ăn mừng ngày Quốc khánh của Liên Xô, ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

C.B.

-------

- Báo Nhân Dân, số 257, ngày 7-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.106-107.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.