Đồng bào Trại chuyên làm rẫy, mà rẫy thường chỉ làm được vài mùa. Vì thương đồng bào Trại làm ăn vất vả, Chính phủ đã miễn cho rẫy khỏi đóng thuế nông nghiệp. Song vì yêu nước, đồng bào Trại ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang... đã tđng xung phong đóng góp.

Chính tôi đã tai nghe mắt thấy vài chuyện cảm động như sau:

- Trong một cuộc họp xóm ở Thái Nguyên, một thanh niên Trại nói: "Cụ Hồ và Chính phủ thương chúng ta mà miễn thuế nông nghiệp cho rẫy. Nhưng nếu chúng ta không đóng góp một phần vào kháng chiến cùng với các đồng bào khác thì khác nào chúng ta tự gạt mình ra ngoài dân tộc Việt Nam...".

- Một bà cụ xung phong 100 kilô thóc, anh em nói: "Cụ nhà nghèo, góp 50 cân là được". Bà cụ nói: "Góp thêm 1 cân thóc, để diệt thêm 1 thằng Tây. Tôi vui lòng ăn sắn, ăn khoai, dành gạo cho bộ đội ăn no để đánh giặc...".

Tinh thần hăng hái của đồng bào Trại thật đáng khen, đáng quý. Đó là một đặc điểm trong cuộc kháng chiến của ta. Đó cũng là một điểm chứng tỏ kháng chiến Việt Nam nhất định thắng lợi.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 34, ngày 29-11-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.240.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.