Khi ra nước ngoài, mỗi quân nhân Mỹ có một quyển sách nhỏ, dầy 60 trang, một bên chữ Anh, một bên chữ của nước ngoài đó. Khi cần nói gì, cứ giở sách ấy mà tìm. Sách ấy mở đầu là: "Tôi là người Mỹ". Tiếp đến: "Tôi muốn ăn và muốn uống". Rồi đến: "Tôi muốn ngủ ở đây - cô lại đây với tôi, đừng sợ". Sau đó là: "Đưa tôi đến nhà thầy thuốc"... Sau cùng là những câu do thám về quân sự, và câu đe dọa: "Nói thật đi, mày không nói thì tao sẽ bắn!".

Lúc còn ở Mỹ, quân lính Mỹ cũng đã "thấm nhuần" tinh thần ấy. Vừa rồi, các báo Mỹ đã phải than phiền:

"Quân nhân Mỹ ham uống rượu, đánh bạc, chơi đĩ, đánh nhau. Chiều đến, lính say rượu nghênh ngang đầy đường, hò hét inh ỏi làm cho dân địa phương e ngại, không dám ra đường".

"Từ ngày lính đến đóng, thành phố Carôlin đã trở nên một ổ tội ác, một nơi trụy lạc nhất trong toàn quốc... Nhà thổ mọc lên như nấm và bệnh giang mai thịnh hành trong đám lính".

Kết luận, các báo ấy viết: "Quân đội hủ hóa như vậy, mà các nhà chức trách địa phương và Bộ Tư lệnh cứ để mặc, không chịu làm gì để giữ trật tự cả".

Đó là những quân đội mà Mỹ dùng để "chống cộng sản" và để "giữ gìn văn minh" cho thế giới!

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 39, ngày 3-1-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.275.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.