Nhân dịp kỷ niệm 3-3, đồng bào từ Nam đến Bắc đã gửi lên Hồ Chủ tịch hàng vạn bức thư, tỏ lòng tin chắc kháng chiến nhất định thắng lợi, và kể những thành tích thi đua. Đây là vài thí dụ:

Già - Cụ Lê, người Quảng Trị, viết: “Tôi có 4 con trai đã hy sinh cho T quc. Càng đau thương, chúng tôi càng căm thù giặc Pháp và lũ Việt gian bù nhìn, càng cố gắng tham gia kháng chiến, làm tròn nhiệm vụ Đảng giao cho, để trả thù cho con, để đền ơn Tổ quốc”.

Tr- Các em nhi đồng ở xã M., Liên khu III, viết: “Bác dạy: Người lớn kháng chiến, trẻ con cũng kháng chiến. Trong tháng 1-1953, đi du kích nhi đng của chúng cháu đã phá được của giặc 45 lít dầu, 900 viên đạn các cỡ, 15 quả lựu đạn, 63 balô và bao tải. Càng nhớ Bác, các cháu càng cố gắng để dâng lên Bác nhiều thành tích hơn nữa”.

Gái - Chị M., cứu thương ở một đơn vị trong vùng sau lưng địch, viết: “Từ ngày anh cháu hy sinh cho Tổ quốc, cháu càng căm giặc, càng cố gắng thi đua. Ở nhiều trận địch bắn dữ dội, cháu vẫn theo sát bộ đội để săn sóc anh em thương binh. Nhiều khi cháu xung phong cáng thương binh về đến trạm. Khi đóng quân trong làng, cháu ra sức giúp đỡ đồng bào làm mọi việc, và kể những tin thắng trận, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho đồng bào nghe. Bác dạy chúng cháu: thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua. Cho nên càng yêu Bác, chúng cháu càng cố gắng...”.

Trai - Đồng chí Ngụ, Trung đội phó ở Đại đoàn V., viết: “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng, cháu luôn luôn cố gắng thi đua, để xứng đáng là một chiến sĩ của nhân dân. Trong trận Yên Bình, cháu diệt được 1 tên địch và bắt sống 9 tên. Trận C L, có bắn chết địch, nhưng không rõ là mấy tên. Trận An Nông, đơn vị cháu suốt ngày đánh bật 4 lần xung phong của địch, cháu đã diệt được 7 tên địch. Trận Cu Gai, cháu bị thương nhưng vẫn diệt được 3 tên địch và bắt sống được 15 tên. Trận Bình Trt, cháu cùng 17 anh em đã tiêu diệt hơn 50 tên địch...”.

Thế là:

Già tr gái trai đu kháng chiến,

Ta ngày càng thng, gic càng thua.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 108, từ ngày 21 đến ngày 25-4-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.117-118.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.