Đó là câu bình luận của một tạp chí tư sản Mỹ, tờ Thời báo. Những chuyện sau đây đều trích từ tạp chí ấy, trong các số tháng hai và tháng ba:

- Cứ ba sinh viên ở các trường cao đẳng Mỹ, thì hai người không học môn hóa học.

Bốn sinh viên thì ba người không học vật lý.

Tám sinh viên thì bảy người không học hình học...

- Năm ngoái, trong 14 bằng, các sinh viên không học khoa học và toán học cũng thi đỗ.

- Chỉ 4% sinh viên được huấn luyện để dạy toán học, và 15% sinh viên được huấn luyện để dạy khoa học. Nhưng khi thi đỗ rồi chỉ sáu phần mười trong số đó đi làm nghề dạy học.

Ở các trường cao đẳng Liên Xô, 40% sinh viên học tiếng Anh. Ở Mỹ, thì trong 25.000 trường cao đẳng chỉ có mười trường dạy tiếng Nga. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ đã nhận rằng: Về mặt này, Mỹ “là một nước lạc hậu nhất trên thế giới”.

Trí dục còn như thế, đức dục thì thế nào?

Trong đám học sinh, phong trào cao bồi hoành hành đến nỗi vừa rồi một viên giám đốc trường trung học ở Nữu-Ước đã ức quá mà tự sát. Sau việc đó, ty giáo dục đã phải đuổi 644 học sinh và sinh viên. Trong số đó, nhiều tên đã phạm tội ăn cắp, đánh người, hiếp dâm. Nếu ty giáo dục thi hành triệt để chính sách ấy, thì 9.500 học sinh nữa cũng sẽ bị đuổi. Cứ 100 học sinh thì có một tên hỏng tận gốc.

Ở trường A-nô-ca, một thị trấn nhỏ với 7.396 người dân, một cô giáo bảo học sinh: “Các em hãy viết tóm tắt nội dung một quyển sách nào đó mà các em đã đọc”.

Tên In-gơ-li-du, 15 tuổi, viết:

Một hôm nọ, một tên học trò vác súng vào phòng, cha mẹ nó đang ngủ. Nó bắn chết cha nó. Mẹ nó la lên, nó bắn nốt mẹ nó.

Vì sao? Vì nó ghét cha mẹ nó cứ hứa hẹn suông mà không mua xe hơi cho nó. Nay nó đã có xe hơi. Ai muốn lấy xe của nó, nó sẽ bắn chết”.

Viết “bài” ấy hôm trước thì tối hôm sau In-gơ-li-du đã bắn chết cha mẹ nó, lấy xe hơi của cha nó phóng được hơn 100 cây số thì bị bắt!

Tính tình học trò Mỹ như vậy, số phận thầy giáo Mỹ thế nào?

Người ta đã biết việc ông giám đốc trường Brao-cơ-lin phải tự sát. Sau đây là chuyện một bà giáo bị cách chức:

Ở La-ki-lan, bà giáo Bax-kin (64 tuổi) dạy học đã 21 năm, được mọi người yêu mến. Vừa rồi, bà bị cách chức. Vì sao?

Vì một hôm, lớp học xong, ba em bé Mỹ da trắng không chịu chờ xe của trường, nằng nặc đòi đáp xe người Mỹ da đen để về nhà ngay. Chiều lòng em bé, bà Ba-xkin đành phải gọi xe học sinh da đen dừng lại và cho ba em bé Mỹ da trắng lên xe.

Chỉ có thế, người Mỹ da trắng lên án bà Ba-xkin “phạm tội không phân biệt chủng tộc”, và cách chức bà!

Thế mà bọn thống trị Mỹ cứ rộng mồm khoe khoang “văn minh” của đế quốc Mỹ!

TRẦN LỰC

---------

- Báo Nhân Dân, số 1480, ngày 31-3-1958, tr.3.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.374-375.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.