Báo “Chữ Thập” (báo công giáo ra ở Pari), vừa đăng những con số như sau:

Càng ngày càng nhiều trẻ con Pháp phạm tội. Năm 1941, có 21.400 trẻ con bị đưa ra trước tòa án. Năm 1944 đã thêm đến 35.800 trẻ bị án.

Hiện nay, có hơn 500.000 trẻ con Pháp không được đi học. Nhiều trẻ con ở biên giới đi buôn lậu; ở thành thị thì đi ăn cắp vặt.

Hơn 500.000 con gái mới lớn lên, đi làm đĩ. Riêng ở Pari có hơn 60.000 con gái như vậy.

Bác sĩ Vécnê viết một quyển sách, tên là “Không cần bom nguyên tử”. Bác sĩ viết: “Sau Thế giới đại chiến thứ hai, hơn 50 phần 100 binh sĩ Mỹ ở Âu châu mắc bệnh tiêm la. Những binh sĩ Mỹ mắc bệnh tiêm la ở Pháp thì 40 phần 100 là mắc ở Pari.

48 phần 100 trẻ con làm đĩ, là vì nghèo khổ và thất nghiệp.

40 phần 100 là vì lười biếng và vì cha mẹ say sưa.

12 phần 100 là bị dụ dỗ.

Nói chung, là vì sinh hoạt cực khổ, nhà ở hiếm khan, cho nên trẻ con Pháp càng ngày càng trụy lạc...”.

Trong lúc nhân dân Pháp nghèo nàn, trẻ con Pháp trụy lạc như vậy, mà phản động Pháp vẫn cứ đeo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, mỗi năm chúng tiêu phí hơn 500 ngàn triệu - nghĩa là số tiền đủ xây dựng hơn 250.000 ngôi nhà cho nhân dân Pháp.

Thế là chiến tranh ở Việt Nam đã ảnh hưởng tai hại đến trẻ con Pháp, đến tương lai của dân tộc Pháp. Cho nên nhân dân Pháp càng ngày càng hăng hái chống chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Đó cũng là một trong những điều kiện giúp cho kháng chiến của ta nhất định thắng lợi.

C.B.

--------

Báo Nhân Dân, số 126, từ ngày 26-7 đến ngày 30-7-1953, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.