Hôm nay, 2-1-1956, khắp nước Pháp rất nhộn nhịp với cuộc tổng tuyển cử.

Chỉ có 544 ghế đại biểu quốc hội, mà có đến 6.000 người thuộc 17 nhóm và đảng phái ra tranh cử.

Tham gia bỏ phiếu có hơn 27 triệu cử tri: 12 triệu 70 vạn nam và 14 triệu 90 vạn nữ. Số nữ cử tri, nhiều hơn nam cử tri 2 triệu 20 vạn người, vì lẽ rằng ngoài 60 tuổi, thì các cụ bà nhiều hơn các cụ ông.

Kết quả của cuộc tổng tuyển cử này sẽ rất quan hệ cho chính sách và vận mệnh nước Pháp 5 năm sau này. Như báo tư sản Pháp Nhanh đã viết:

“Điện Biên Phủ là chứng cứ rõ ràng để đánh giá những đại biểu Quốc hội 5 năm vừa qua… Nước Pháp cần đuổi ra khỏi Quốc hội những người đã cố ý tán thành các chính sách đã tạo nên tai họa ấy…

Cũng báo ấy đã đăng bức vẽ này:

Cái cột cao kể rõ những tội lỗi to lớn mà các chính phủ Pháp đã phạm. Tội to nhất là đã gây ra “tai họa Điện Biên Phủ”.

Bị trói vào cột là: Thủ tướng Phô, Bộ Trưởng Ngoại giao Pinay… Phía sau là quần chúng đang hô “Đả đảo!”.

Muốn biết phe nào thắng, bại,

Xin xem tin tức ngày mai.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 670, ngày 2-1-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.