Mấy hôm nay cho đến ngày 2-1-1956, cuộc vận động tổng tuyển cử ở Pháp rất sôi nổi. Các đảng phái tư sản công kích nhau cũng rất tợn. Chính sách Pháp ở Việt Nam cũng là một đề mục quan trọng để họ cãi lộn nhau.

Phái A mắng phái B: "Vì các anh mà Pháp đã tốn 3.000 triệu tiền và mất hơn 466 nghìn binh sĩ, nhưng chung quy là thất bại hoàn toàn với trận Điện Biên Phủ"

Phái B thì mắng phái C: "Vì các anh mà sau chiến tranh, Mỹ - Diệm đã trắng trợn hất cẳng Pháp".

"Diễn đàn các dân tộc" tuy là một tờ báo tư sản, nhưng đã mắng tuốt tất cả các đảng phái tư sản. Báo ấy viết:

..."Cho đến ngày đại bại ở Điện Biên Phủ, các đảng phái tư sản trong Quốc hội Pháp không hề quan tâm đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Người Pháp nào có hiểu biết chút đỉnh cũng đoán trước rằng đó là một cuộc chiến tranh tuyệt vọng, nhưng Quốc hội Pháp cứ để cho các Chính phủ Pháp theo đuổi cuộc đại tàn sát ngu dại và đau đớn ấy. Nhiều sĩ quan anh dũng nhất của Pháp đã hy sinh một cách vô ích.

Suốt mấy năm, Chính phủ này đến Chính phủ khác cứ tiếp tục cuộc chiến tranh ấy với mục đích duy nhất là làm cho Mỹ hài lòng. Mỹ đã nhận mua xương máu của binh sĩ Pháp với một giá tiền rất rẻ: Cứ 18 tháng, Mỹ trả cho 385 triệu đôla. Thế mà lòng "yêu nước" của cái Quốc hội và những cái Chính phủ ấy không hề tủi nhục khi nghĩ đến rằng: Để làm cho ngân sách thăng bằng, họ đã làm tiền với xương máu và tính mạng của quân đội Pháp.

Măngđét Phờrăngxơ đã ký đình chiến hồi tháng 7-1954. Nhưng lại để miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của Mỹ. Pháp bị đuổi ra khỏi miền Nam. Mỹ đưa Diệm lên cầm quyền, vì Diệm thân Mỹ, chống Pháp vì Diệm là Công giáo, là tôi tớ của Spelman giám mục Mỹ... Nói tóm lại: Pháp đã mất hết ở Đông Dương, mất cả danh giá nữa...".

Các báo phản động Pháp đều lo ngại và đoán trước rằng: Trong cuộc tổng tuyển cử này, Đảng Cộng sản Pháp sẽ được thêm nhiều đại biểu vào Quốc hội.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 664, ngày 27-12-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.229-230.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.