Nhiều bạn đọc hỏi: Làm thế nào để thực hiện được "mỗi người làm việc bằng hai?".

Trả lời: "Làm bằng hai" không có nghĩa là kéo dài thời giờ lao động, trước mỗi ngày làm tám giờ, nay phải làm 16 giờ, hoặc là sức mình mỗi lần chỉ gánh nổi 50 cân, nay phải cố gắng mỗi lần gánh 100 cân. Không phải như thế.

Theo ý tôi, "làm bằng hai có nghĩa là: bất kỳ làm công việc gì đều phải nâng cao ý thức làm chủ và có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần cố gắng gấp bội, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhằm mục đích làm được nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Làm được như vậy, trong thực tế sẽ làm được gấp rưỡi, gấp đôi có khi còn gấp mấy lần. Vài thí dụ:

Trong tuần lễ bắt đầu từ ngày 28-3-1964, ở nhà máy cơ khí Hà Nội có 300 đồng chí công nhân đã nâng cao năng suất từ 125 đến 196%. Có 10 đồng chí tăng đến 200 và 296% (trong 10 đồng chí đó có chị Trịnh Thị Quang).

Bốn ngày đầu tháng 4-1964, thanh niên ở tổ số 3 sửa chữa đầu máy (Hà Nội) đã rút thời giờ chữa một đầu máy từ hai ngày rưỡi xuống một ngày. Tổ thiết bị rút thời giờ sửa máy tiện bánh xe từ 10 ngày xuống 4 ngày. Tức là tăng năng suất 250% với chất lượng tốt. Đồng chí Nguyễn Như Duyên có sáng kiến cải tiến gá lắp, tăng năng suất gấp tám lần.

Những thí dụ trên đây chứng tỏ rằng "mỗi người làm việc bằng hai" có thể thực hiện được.

Khi mọi người đã thấm nhuần sâu sắc tinh thần yêu nước và chí khí cách mạng, thì những người lao động chắc chắn thực hiện được "mỗi người làm việc bằng hai".

CHIẾN SĨ

--------------------

Báo Nhân Dân, số 3665, ngày 11-4-1964, tr.1.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.