Figaro” là một tờ báo đại tư bản và đại phản động Pháp (3-1-1955) than vãn rằng: “Bước sang năm mới, bắt đầu một chế độ kinh tế mới ở Nam Việt. Nó làm cho Pháp mất một mối hàng tốt nhất. Những người Pháp ở Sài Gòn rất xôn xao, vì Mỹ trực tiếp viện trợ cho Nam Việt. Việc đó đánh một đòn rất nặng vào hàng hóa xuất cảng của Pháp. Các hiệu Pháp nhập cảng vải vóc đã hoảng hốt kêu cứu và đã họp một cuộc hội nghị khẩn cấp ở Pari, vì quyền lợi to lớn của nghiệp đoàn công nghiệp bông sợi ở Pháp bị đe dọa. Phần lớn những nhà buôn nhỏ và vừa đã đình chỉ việc đặt hàng ở bên Pháp. Họ cố bán đổ, bán tháo những kho hàng cũ.

Nam Việt có thể mua hơn 90 ngàn triệu phrăng hàng hóa Pháp, mà hiện nay họ chỉ dự định mua 50 ngàn triệu. Vì vậy, các xí nghiệp Pháp bị đe dọa thiệt hại to.

Việc thành lập nhà băng Nam Việt đã làm cho đồng tiền phrăng đọng lại cả. Tình hình chính trị lại ngày càng đen tối, khiến cho các tiểu thương, tiểu chủ phải ngừng hoạt động. Mọi người chuẩn bị cuốn gói sang châu Phi...”.

Mỹ đã hất cẳng Pháp về mặt chính trị và quân sự, nay lại hất cẳng Pháp về mặt kinh tế. Pháp theo Mỹ, kết quả như thế đó. Vậy có thơ rằng:

Trách mình thôi chớ trách ai,

Càng theo đuôi Mỹ, càng tai họa nhiều.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 339, ngày 4-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.296.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.