18-9 là ngày kỷ niệm đạo luật “dân quyền” của Mỹ, ban bố sau khi Mỹ thoát khỏi ách thực dân Anh. Đạo luật ấy nói: “Trời sinh ra người ai cũng có quyền tự do, bình đẳng”.

Nhân dịp ấy, viên thư ký “hội giúp người Mỹ da đen tiến bộ” nói:

“Người Mỹ da đen có được tự do, bình đẳng không? Chẳng cần nhắc lại những việc cũ chỉ xem những việc mới đây cũng đủ rõ:

- Năm ngoái, tòa án tối cao Mỹ đã ban bố đạo luật “cho người Mỹ da đen học chung trường với người Mỹ da trắng. Năm nay, nhiều người Mỹ da đen ký tên yêu cầu thi hành đạo luật ấy. Kết quả là họ bị người Mỹ da trắng hăm dọa, bị mất việc làm, bị tẩy chay, bị chủ thuê nhà đuổi đi không cho ở nữa…

- Tỉnh Mixixipi có hơn 500 nghìn người Mỹ da đen đến tuổi cử tri, nhưng chỉ có 22 nghìn người được phép bỏ phiếu.

Những cử tri Mỹ da đen tỏ vẻ hoạt động, thì thường bị người Mỹ da trắng giết hại. Như 7-5 năm nay, linh mục Li (Lee) đã bị ám sát. 1-8 vừa rồi, ông Smith bị bắn chết giữa ban ngày.

- 28-8, em bé da đen Tin bị 2 người Mỹ da trắng giết chết, 2 tên thủ phạm ấy đã được tòa án của người Mỹ da trắng tha bổng; còn 2 người Mỹ da đen làm chứng, thì bị mất tích…”.

- Vậy có thơ rằng:

Dân quyền ơi hỡi dân quyền,

Mỹ trắng được hưởng, Mỹ đen thì đừng hòng!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 582, ngày 6-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.