Đời xưa, em bé Thúc Ngao (Trung Quốc) nghe nói: Rắn hai đầu rất độc, ai gặp nó là chết. Một hôm, gặp một con rắn hai đầu, em đã gan dạ đập nó chết, để tránh hại cho người khác. Vì vậy, tiếng thơm truyền đến ngày nay.

Trẻ con ta cũng nhiều em mạnh dạn như Thúc Ngao. Trong thời kỳ kháng chiến có nhiều em đã lập chiến công và được thưởng Huân chương. Nay thì có những em lập công trong hòa bình, như:

Em Trịnh Văn Kiều, 13 tuổi, ở Gia Lâm, đã thu lượm và đưa nộp cho công an:

20 lựu đạn,
2 quả mìn,
9 gói thuốc mìn,
494 viên đạn tiểu liên,
832 viên đạn súng trường,
4 túi dết,
9 cái bao đựng.

Những đạn và mìn ấy cũng độc như rắn hai đầu: Nếu để lọt vào tay bọn gian phi, hoặc bỏ rơi rắc để những người vô ý vấp phải, thì sẽ không khỏi gây nên tai hại.

Xét như vậy, mới thấy rõ em Kiều đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự và trị an cho đồng bào Hà Nội và ngoại ô.

Chiến tranh mới kết thúc, hòa bình mới trở lại, chắc còn có những vũ khí rơi sót nơi này nơi khác. Nếu không tìm nhặt cho hết và đưa nộp cho công an, thì nó sẽ có hại. Em Kiều đã xung phong làm gương mẫu. Mong bà con đều chú ý làm như em Kiều.

Chúng tôi vui lòng được tin rằng Bộ Công an và Ủy ban quân chính Hà Nội đã đề nghị khen thưởng em Kiều. Em Kiều rất xứng đáng được khen thưởng.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 254, ngày 4-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.100-101.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.