Theo lời của ông Tổng thư ký Công đoàn Giáo dục Pháp, thì tình hình của học trò ở Pháp đã bí lại bí thêm, vì thiếu thầy giáo và thiếu nhà trường.

Thiếu thy giáo - Như ở Loarơ, cần 80 người mà chỉ có 37 người. Ở miền Bắc, cần 384 người mà chỉ có 79 người, v.v..

Thiếu nhà trường - Như ở xứ Man, có những trường phải dạy ở dưới hầm hoặc ở trên gác nhà người ta. Ở Lơ Havơrơ, trẻ con phải học ở một tiệm nhảy đầm, chiều thứ 7 thì dẹp bàn ghế lại, để làm phòng nhảy. Ở Oócxây, trường học phải mở tại một quán bán rượu. Ở tỉnh Tulu, 110 nhà trường chỉ có 12 trường tốt, 26 trường thì chật chội, 72 trường thì gần đổ nát v.v..

Ở Bắc Phi thuộc Pháp tình hình còn bi hơn nữa: Ở Angiêri, 81 phần 100 trẻ em không được học. Ở Marốc 95 phần 100, ở Tuynidi 61 phần 100 con trai và 90 phần 100 con gái không được học.

Thiếu tin - Có tình trạng bi đát ấy là vì nhà nước Pháp thiếu 200 ngàn triệu phrăng để thực hiện “kế hoạch 5 năm” giáo dục. Trong lúc đó thì mỗi năm Pháp chi tiêu vào binh bị 1.700 ngàn triệu phrăng.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 269, ngày 21-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.129-130.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.