Trong mấy vạn người gửi thư chúc Tết Hồ Chủ tịch, vị trẻ nhất là em Nguyễn Thị Thu, 5 tuổi, quê ở miền Nam. Em Thu chỉ viết 3 chữ “cháu hôn Bác” mà đầy cả một trang giấy to. Chữ em viết ngoằng[1] ngoèo giống như một ngành[2] hoa đang chớm nở, lung lay trước gió xuân. Ai trông thấy cũng phải cười.

Vị già nhất là cụ Hà Văn Quận, một bần nông Công giáo, ở Khu IV - 122 tuổi. Trong thư cụ Quận nói:

“Kính thưa Hồ Chủ tịch, ơn Chúa và ơn Ngài, sang năm mới, tôi lại sống thêm 1 năm, tức là 122 tuổi... Từ khi tôi được nhận cơm áo của Ngài ban cho, tôi rất vui mừng và sung sướng, tôi thấy như đời tôi chết đi sống lại... Vừa rồi có bọn tay sai Ngô Đình Diệm dụ dỗ và cưỡng ép đồng bào Công giáo chúng tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi lúc đầu cũng mắc mưu chúng, vì chúng nói không đi thì bom nguyên tử thả chết, vào trong đó cũng Chính phủ của ta. Nhưng sau tôi rõ âm mưu của địch, tôi đã cùng với con cháu ở nhà làm ăn...

Tôi ước mong được gặp Ngài để cảm ơn Ngài... Tôi cầu Chúa cho Ngài năm mới luôn luôn mạnh khỏe và sống mãi mãi...”.

Một em bé, một cụ già,

Nêu tình đoàn kết cả nhà Việt Nam.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 342, ngày 7-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.301.


[1]. Ngoằng có nghĩa là ngoằn (B.T).

[2]. Ngành có nghĩa là nhành (B.T).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.