Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng làm “cải cách điền địa”. “Cải cách điền địa” có một bộ do Nguyễn Văn Thới (địa chủ) là “tổng trưởng”. Nguyễn Văn Thới có một người Mỹ (một nhân viên bị chính phủ Mỹ cách chức vì tội hối lộ) làm cố vấn.

Ở miền Bắc ta, cải cách ruộng đất là trưng thu và trưng mua ruộng đất của địa chủ, để chia cho nông dân.

Chính quyền miền Nam, thì cải cách điền địa là lấy ruộng của nông dân được cấp trong thời kỳ kháng chiến, giao cho địa chủ. Vì vậy, nông dân thêm nghèo nàn, mà địa chủ thì thêm giàu có. Hãng thông tấn Pháp AFP (7-7) đăng tin như sau:

Nghiệp đoàn địa chủ miền Nam đang khai đại hội ở Sài Gòn. Trong 22 tỉnh có nghiệp đoàn, thì 19 tỉnh có đại biểu đến dự hội.

Hiện nay, ở miền Nam có 248.000 địa chủ to và nhỏ, trong số đó có 6.000 địa chủ chiếm hữu hàng nghìn mẫu tây ruộng đất.

Võ Đông Phát (tổng thư ký liên đoàn địa chủ) báo cáo rằng liên đoàn có 1 vạn đoàn viên, số đông là đại địa chủ. Cho nên số đoàn viên tuy ít, nhưng số ruộng đất chiếm hữu thì nhiều.

Trong đại hội, địa chủ đại biểu các tỉnh than phiền rằng: tá điền thường không làm đúng khế ước, nhất là không nộp đúng mức tô là 25%...

(Điều này chứng tỏ rằng đồng bào nông dân miền Nam đấu tranh dẻo dai).

Đại hội thông qua một bản yêu cầu, trong đó có mấy khoản như sau:

- Khế ước cho thuê ruộng trước đây là 5 năm. Nay yêu cầu chỉ để 1 năm thôi.

- Yêu cầu định hẳn mức tô là 25% số thu hoạch.

- Yêu cầu chính quyền giúp đỡ những địa chủ muốn kinh doanh ruộng của họ.

- Yêu cầu lập một phòng canh nông (đại biểu cho địa chủ) và lập một nhà băng canh nông (để giúp cho địa chủ).

Xem việc trên đây, thì thấy rõ: Cái mà chính quyền miền Nam gọi là “cải cách điền địa” chỉ có hại cho nông dân và chỉ có lợi cho địa chủ. Và cái mà chúng gọi là “phản phong” cũng như “cải cách điền địa” chỉ là một chính sách giả dối “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Trăm năm trong cõi người ta,
Chính quyền Mỹ-Diệm chỉ là hại dân.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 864, ngày 16-7-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.