Bắt đầu từ 1-8, Triều Tiên lại giảm giá hàng hóa. Từ ngày kháng chiến kết thúc, giảm giá lần này là lần thứ tư. Được giảm giá 335 thứ hàng hóa, như:

Vải vóc giảm giá 11 đến 31%

Thuốc lá giảm giá 16 đến 30%

Giày cao su giảm giá 12 đến 44%

Thuốc men giảm giá 10 đến 76%

Muối giảm giá 25%

Các đồ dùng bằng kim khí giảm giá 11 đến 46% v.v..

Sở dĩ có thể giảm giá như vậy là vì:

- Công nhân và nhân dân lao động rất hăng hái thi đua, khôi phục mau chóng mọi ngành kinh tế.

- Năng suất tăng rất cao, giá vốn làm ra các thứ hàng hóa giảm được nhiều.

- Nhà nước nắm được các thứ hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân dân như: Thóc gạo, củi than, dầu lửa, vải vóc, thuốc men, v.v..

Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ khác cũng đã mấy lần giảm giá hàng hóa. Nhưng Triều Tiên vừa bị ba năm chiến tranh tàn phá, mà cũng giảm giá được, đó là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam ta. Cũng như Chính phủ Triều Tiên, Chính phủ ta luôn luôn lo nghĩ đến việc cải thiện đời sống cho công nhân, công chức, bộ đội và nhân dân. Song cũng như ở Triều Tiên, việc đó thực hiện được thế nào, một phần lớn là do sự cố gắng của mọi người. Muốn ăn quả thì phải ra sức trồng cây. Mọi người hăng hái thi đua tăng gia và tiết kiệm, thì sản xuất các thứ sẽ càng nhiều và càng rẻ, đời sống được cải thiện càng mau.

Anh em Triều Tiên làm được, thì chúng ta cũng phải cố gắng làm cho được, thế mới là con Rồng, cháu Tiên chứ nhỉ!

C.B.

-----------

- Báo Nhân dân, số 538, ngày 23-8-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.90-91.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.