Tháng 2 năm nay, Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô quyết định: Trong năm 1954 - 1955 sẽ khai khẩn 13 triệu mẫu tây đất hoang.

Hôm 10-8, kết quả đã đạt được là: 13 triệu 40 vạn mẫu tây đất mới vỡ đã cày cấy được và mới thành lập thêm 124 nông trường của nhà nước.

15 vạn thanh niên xung phong (gồm những người thạo nghề máy móc, cày cấy, hứa rằng: Đến năm 1955 họ quyết tâm khai khẩn và cày cấy 15 triệu mẫu; đến năm 1956, sẽ khai khẩn và cày cấy tất cả từ 28 đến 30 triu mu tây.

Chỉ 13 triệu mẫu, sản xuất ngũ cốc đã bằng gấp đôi tổng số sản xuất của nước Pháp. Với 30 triệu mẫu ruộng mới cộng với những ruộng đất sẵn có, thì lương thực sẽ rất nhiều.

Đó là một thắng lợi to lớn của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân Liên Xô. Trong lúc đó, các nhà khoa học tư sản cho rằng 1 phần 3 nhân dân thế giới thiếu ăn, họ lo số người ngày càng tăng thì lương thực ngày càng giảm, cho nên họ tuyên truyền hạn chế không để đàn bà đẻ nhiều con!

Hai chế độ khác nhau, hai tương lai khác nhau.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 249, ngày 29-10-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.96.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.