Lần thứ 1, từ năm 1940, Nhật hất cẳng Pháp.

Lần thứ 2, từ năm 1950, Mỹ hất cẳng Pháp. Giữa năm 1954, Mỹ ép buộc Pháp phải ủng hộ Ngô Đình Diệm, dù Diệm chống Pháp. Cuối năm 1954, Mỹ phái tướng Côlin đến Sài Gòn làm chúa tể. Đó là những đoạn đường cay đắng của Pháp.

Tờ báo tư sản Pháp Tin nhanh (Express) xưa nay vẫn nhiệt tình ủng hộ thủ tướng Măngđét Phơrăngxơ, vừa rồi (1-12-1954) cũng phải than phiền rằng:

“Các tướng tá Mỹ ở Sài Gòn chỉ huy tất cả mọi việc. Chúng ta (người Pháp) có thể nói thật rằng: Chính sách của Mỹ ở Đông Dương thật là vô lý. Họ muốn lập căn cứ quân sự ở miền Nam nước Việt để chuẩn bị cuộc xung đột có thể xảy ra… 6 tháng sau trận Điện Biên Phủ, Mỹ lại bắt đầu mắc những sai lầm tai hại, nó xô đẩy Pháp xuống hố sâu. Pháp thì không muốn rời Mỹ; về chính trị, có lẽ thế là khôn khéo tạm thời. Nhưng đối với tương lai, theo Mỹ là một tai họa… Sự thật là: nếu ngày nay mà thi hành một chính sách đối địch vũ trang với Việt Minh và ủng hộ chế độ phong kiến của Bảo Đại, thì thật là một tội ác. Cũng vì tội ác ấy mà những nhóm cầm quyền ở Pháp từ năm 1946 đã dìm nước Pháp vào một cuộc chiến tranh ghê tởm suốt 8 năm trường…”.

Thế là tư sản Pháp cũng phải nhận rằng Mỹ đã hất cẳng Pháp. Nhưng:

Chỉ tham mấy triệu đôla,

Tuy bị hất cẳng, vẫn la đà theo đuôi.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 317, ngày 12-1-1955, tr.2

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.