Đây là chuyện Mỹ. Mà chó này là chó 4 chân chứ không phải chó săn, bù nhìn.

Ở Mỹ, có 22 triệu con chó, song chỉ có hơn 3 triệu con là “chính thống”, được vào Hội chó Mỹ. Có những công ty chuyên làm đồ ăn bán cho chó. Những hiệu “mỹ trang”[1] chuyên hớt lông uốn lông, cắt móng chân cho chó, mỗi lần giá độ 10 đôla. Có những nơi cho chó nghỉ hè, mỗi ngày giá 1 đôla rưỡi. Có những trường học dạy nết na cho chó, mỗi khóa là 36 đôla. Có hơn 3.000 thầy thuốc chuyên môn chữa bệnh cho chó. Mỗi con chó “từ trần”, nếu chủ nó trả 30 đôla, thì có công ty “an táng” nó ở nghĩa địa chó. Tính ra mỗi năm chó Mỹ ăn hết 500 triệu đôla thực phẩm, nghĩa là hơn số tiền Mỹ cho Pháp và bù nhìn vay trong 1 năm, và 30 phần trăm nhiều hơn lương thực của dân 2 châu ở nước Mỹ là Anhđiana và Mítxuri (cộng 6 triệu dân). Trong lúc đó, hơn 12 triệu công nhân Mỹ không có cơm ăn áo mặc, vì thất nghiệp. Than ôi!

C.B.

---------

[1]. Trau sắc đẹp (TG).

Báo Nhân Dân, số 57, ngày 8-5-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.