Tháng 9-1951, tướng giặc Tátxinhi sang Hoa Thịnh Đốn cầu cứu đế quốc Mỹ. Hắn kêu van: “Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Pháp đã tốn mỗi năm 1.000 triệu đôla Mỹ; Pháp đã đưa sang Việt Nam một nửa số lính tinh nhuệ và 1 phần 4 số sĩ quan Pháp; đã chết mất 38.000 quan và lính”. (Hắn chỉ nói 1 phần 5 số Pháp chết). Rồi hắn kết luận: “Người Pháp đã hy sinh áo lót, và đang hy sinh cả da thịt. Nước Pháp đánh nhau, song không được lợi ích gì cả”.

Mỹ nói: “Pháp cứ thua mãi, giúp thêm cũng vô ích”.

Tát nói: “Bẩm không! Chuyến này chúng tôi đánh lấy Hòa Bình cho các ông xem”.

Tát bèn điều binh khiển tướng đánh ra Hòa Bình. Nhưng Tát đoán biết trước sau Pháp cũng thất bại. Tát lo lắng, đâm ốm, rồi chết quách.

Quả nhiên từ trận Hòa Bình đến nay, hơn 2 vạn binh sĩ Pháp đã bị tiêu diệt. Số còn sống sót thì vứt cả áo lẫn quần mà chạy thục mạng.

Ta giải phóng Hòa Bình. Song chúng ta phải nhớ lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Thắng lợi này chỉ mới là bước đầu, quân và dân ta chớ thấy thắng mà kiêu, chớ chủ quan, khinh địch, phải cố gắng nhiều nữa, để tranh lấy thắng lợi nhiều hơn nữa”.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 47-48, ngày 3-3-1952, tr.6.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.