Dao có mài, mới sắc.

Vàng có thui, mới trong.

Nước có lọc, mới sạch.

Người có t phê bình, mi tiến b. Đảng cũng thế.

TỰ PHÊ BÌNH LÀ GÌ? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa.

Điều đó nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị.

Đó là lòng tự ái dại dột, khác nào có bệnh mà giấu bệnh. Giấu bệnh, thì càng ngày bệnh càng nặng, đến khi quá nặng không chữa được nữa, thì chết. Giấu khuyết điểm thì khuyết điểm càng ngày càng to, đến khi to quá, không sửa chữa được nữa, thì mọi việc đều hỏng.

Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần t phê bình cho tư tưởng và hành động được đúng đắn.

Những người cách mạng càng phải kiên quyết thực hành t phê bình. Không thực hành t phê bình, thì không xứng đáng là người cách mạng.

Khổng Tử nói: "Có lỗi, thì chớ sợ sửa đổi".

Tăng Tử (học trò Khổng Tử) nói: "Mỗi ngày tôi tự kiểm thảo ba lần".

Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin dạy chúng ta rằng: "Tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bén nhất của cách mạng".

Làm cách mạng mà không dùng cái vũ khí sắc bén nhất của cách mạng, hoặc chỉ dùng nó một cách qua loa, thì cách mạng thế nào?

*

*     *

Thật thà tự phê bình chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình tiến bộ, mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh. Một thí dụ: Đảng ta có mấy chục vạn đảng viên. Nếu đồng chí A phạm một điều sai lầm, liền thật thà tự phê bình, thì các đảng viên khác đều biết mà tránh, không phạm sai lầm ấy nữa. Trái lại, nếu đồng chí A không thật thà tự phê bình, để cho các đảng viên khác cũng phạm khuyết điểm ấy, thì cả Đảng cộng lại thành mấy chục vạn khuyết điểm! Như vậy, đồng chí A chẳng những dối mình, mà lại dối Đảng, là có tội với cách mạng, có tội với Đảng, có tội với Tổ quốc, với nhân dân.

Tự phê bình rồi để sửa chữa, để tiến bộ, cho nên phi tht thà, phi trit đ, mới có kết quả. Nếu chỉ làm cho qua chuyện, chỉ có hình thức, thì vô ích.

Vừa rồi, cán bộ vài nơi ở Liên khu IV đã phạm những bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Hồ Chủ tịch viết thư tự phê bình và bảo cán bộ các cấp phải thật thà tự phê bình trước nhân dân.

Những nơi cán bộ làm đúng như lời Hồ Chủ tịch, thì nhân dân rất vui vẻ hăng hái, và cũng tự phê bình. Cán bộ và nhân dân đều tiến bộ, càng đoàn kết, mà công việc càng chạy.

Song cũng có nơi cán bộ tự phê bình qua loa, hình thức. Thậm chí khi đọc thư của Hồ Chủ tịch trước nhân dân, họ chỉ đọc những chỗ phê bình dân, còn những câu phê bình cán bộ thì họ không đọc. Thế là những cán bộ ấy đã không thật thà tự phê bình, đã di trên, la dưới. Mà nào có lừa dối được ai! Vì chính nhân dân đã trực tiếp báo cáo với Hồ Chủ tịch cái thái độ không xứng đáng của các cán bộ đó.

Mong rằng, những cán bộ ấy mau mau sửa đổi, kịp thời và thật thà tự phê bình.

Mong rằng các cán bộ các cấp khu, cấp tỉnh chú ý đến việc đó.

Mong rằng cán bộ và đảng viên khắp nơi noi theo bức thư của Hồ Chủ tịch mà gây một phong trào tự phê bình và phê bình thật thà, thiết thực, rộng khắp, thường xuyên.

TỰ PHÊ BÌNH PHẢI THẾ NÀO?

Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm.

Nghĩa là tự phê bình phải thường xuyên, chứ không phải chờ có khai hội mới tự phê bình, không phải khi làm khi không.

Tự phê bình phải tht thà. Khi tự mình kiểm điểm cũng như khi tự phê bình trước mọi người, có khuyết điểm gì nói hết, không giấu giếm chút gì. Phải tìm cho ra vì sao mà sai lầm. Sai lầm ấy sẽ thế nào? Dùng cách gì mà sửa chữa? Và phải kiên quyết sa cha.

Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi dễ, nhưng cũng có khi khó khăn, đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đu tranh. Tự mình không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật là vô lý. Vì vậy, người cách mạng nhất định phải thật thà tự phê bình và kiên quyết chữa khuyết điểm.

Mấy đim chung mà tất cả mọi đảng viên phải tự hỏi để tự phê bình:

- Hôm nay, ta đã làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho ta chưa?

- Ta đã làm được gì ích lợi cho kháng chiến?

- Ta đã làm được gì trong công cuộc thi đua ái quốc?

Mỗi người lại phải tuỳ theo công việc của mình mà tự phê bình những đim riêng. Thí dụ:

Binh sĩ thì phải tự hỏi: Đã chấp hành đầy đủ mệnh lệnh cấp trên, giữ gìn kỷ luật, kính trọng nhân dân, tiết kiệm đạn dược, diệt được nhiều địch chưa? v.v..

Công nhân thì phải tự hỏi: Ta đã nâng cao kỹ thuật, tăng gia sản xuất chưa?...

Nông dân thì phải tự hỏi: Ta đã chăm lo cày bừa, ra sức thi đua thực hiện "vụ mùa thắng lợi" chưa?...

Cán b chính quyn và Đảng thì phải tự hỏi: Ta đã tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh chưa? Đã thực hiện cần kiệm liêm chính chưa? Đã làm chu đáo những công việc Chính phủ và Đảng giao phó cho ta chưa?...

Lao đng trí óc thì phải tự hỏi: Ta đã phát minh, sáng tác gì ích lợi cho đồng bào, cho kháng chiến?

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 9, ngày 20-5-1951, tr.2, 3.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.80-83.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.