Anh Tăng, học trò cụ Khổng, là một người rất đạo đức, được mọi người kính yêu. Một hôm, Tăng đi đốn củi, quá trưa mà chưa về. Một người bà con đến nói với mẹ Tăng: “Nghe nói Tăng vừa phạm tội giết người...”.

Mẹ Tăng yên lặng nói: “Chắc là họ đồn nhảm. Con tôi hiền lành lắm, chắc nó không bao giờ giết người”.

Lát sau, một người khác lại nói: “Nghe nói Tăng bị bắt rồi...”.

Bà cụ Tăng bắt đầu lo sợ, nhưng vẫn bình tĩnh.

Vài phút sau, một người khác lại nói: “Nghe nói Tăng bị giải lên huyện rồi...”.

Bà cụ Tăng vất cả công việc và chạy cuống cuồng.

Không ai hiền lành bằng anh Tăng. Không ai tin tưởng anh Tăng bằng mẹ anh. Thế mà vì người đồn qua, kẻ đồn lại, dù không đúng sự thật, mẹ Tăng cũng đâm ra lo ngại, hoang mang.

Ảnh hưởng tuyên truyền là như thế.

* * *

Đế quốc Pháp - Mỹ không những chiến tranh xâm lược bằng quân sự, chúng còn chiến tranh bng tuyên truyn.

Chúng dùng báo chí và phát thanh hàng ngày, tranh ảnh và sách vở in rất đẹp, các nhà hát, các trường học, các lễ cúng bái ở nhà thờ và chùa chiền, các cuộc hội họp, v.v. - để tuyên truyền.

Chúng lợi dụng tôn giáo, phong tục tập quán; chúng bịa đặt những câu sấm và những tin đồn nhảm - để tuyên truyền.

Mỗi tháng chúng rải hàng chục triệu truyền đơn - để tuyên truyền.

Nhất là chúng lợi dụng những sai lầm khuyết điểm của cán bộ ta - để tuyên truyền.

Nói tóm lại, chúng dùng đủ mọi cách, mọi dịp để tuyên truyền, để hòng phá hoại tâm lý và tinh thần của nhân dân ta; cũng như chúng dùng bom đạn để phá hoại mùa màng và giao thông của ta.

Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh vic tuyên truyn ca đch. Các đồng chí ấy nói: “Ai chẳng biết đế quốc Pháp - Mỹ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai chẳng biết Đảng ta, Chính phủ ta, Cụ Hồ ta một lòng vì dân vì nước; và kháng chiến nhất định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe”.

Nghĩ như vậy là lầm to, là chủ quan khinh địch, là rất nguy hiểm, là đ mt th vũ khí rt sc bén cho đch chng li ta.

Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên ghi nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác. “Giọt nước rỏ lâu, đá cũng mòn”. Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.

Trách nhiệm của mỗi cán bộ, của mỗi người yêu nước, là tìm mọi cơ hội, dùng mọi hình thức, để đập tan tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch.

Chúng ta phi đánh thng đch v mt tuyên truyn, cũng như bđi ta đã đánh thng đch v mt quân s!

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 188, từ ngày 25 đến ngày 27-5-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.490-491.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.