Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động của chúng ta có thể là một công tác tuyên truyền. Vài thí dụ:

- Mới đến chỗ đóng, cơ quan N. liền đặt kế hoạch, chia tổ, phân công vận động nhân dân. Tổ thì khuyến khích và giúp sức cùng đồng bào làm vệ sinh khắp phố. Tổ thì giúp mở lớp Bình dân học vụ, v.v.. Chỉ trong mấy hôm mà cán bộ cơ quan và nhân dân trong phố đã đoàn kết thân mật, như anh em một nhà.

- Nghe nói bộ đội ta rất trong sạch, một ông Hoa kiều muốn thử xem có thật như thế chăng. Mỗi khi các chiến sĩ đến mua gì, ông ta cứ thoái thừa tiền. Mấy lần như vậy, lần nào các chiến sĩ cũng đưa trả số tiền thừa lại cho ông ta. Sau đó, tự ông ta đi tuyên truyền khắp phố: “Bộ đội Cụ Hồ liêm chính thật”.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 273, ngày 25-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.134.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.