"Địch” đây là hạn hán.

Trước Tết, việc đào giếng và khơi mương chống hạn đã có tiến bộ. Nhưng từ ngày có mấy trận mưa, cán bộ và đồng bào nông dân liền đâm ra chủ quan, cho mưa như vậy là đủ rồi, không lo khơi thêm mương, đào thêm giếng nữa.

Như thế là nhầm to!

Những giếng và mương đã đào được, cộng với mấy trận mưa, kết quả đã khá. Nhưng đó chỉ mới được một phần. Nhiều nơi, nước vẫn chưa đủ cấy. Như ở Hải Dương còn 6 vạn mẫu - tức là 1 phần 3 diện tích - chưa có nước cấy (Báo Nhân Dân 23-2-1956). Các tỉnh khác, hoặc nhiều hoặc ít, đều có tình trạng như vậy.

Mà những nơi đồng bào nông dân thờ ơ với công việc chống hạn, là vì cán bộ cấp tỉnh và huyện chưa thật quan tâm đến việc chống hạn, không có kế hoạch thiết thực và toàn diện. Cán bộ xã và thôn thì không biết giải thích và động viên quần chúng; không biết miệng nói tay đào, để làm gương mẫu cho nhân dân. Vì lẽ đó, hôm 14-2-1956, Ủy ban trung ương chống hạn lại có chỉ thị nhắc nhở các địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh công việc chống hạn.

Nếu ngày nay không ra sức tiếp tục chống hạn, thì sau này sẽ phải lo thiếu gạo, thiếu cơm. Cán bộ và đồng bào cần phải hiểu thấu điều đó!

Từ tháng 10-1955 đến nay, nông dân Trung Quốc đã đào giếng, khơi mương đủ nước cấy cho 225 vạn mẫu tây. Chỉ ba tỉnh Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông đã đào được 90 vạn cái giếng. Thế mà họ vẫn tiếp tục đào thêm giếng, khơi thêm mương.

Cán bộ và nông dân ta cần phải học tập và thi đua với anh em nông dân Trung Quốc.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 724, ngày 26-2-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.