Trong đợt 4, nói chung thì cán bộ ta tiến b nhiu. Có những đội đã khéo kết hợp công việc phát động với công việc tăng gia sản xuất và phục vụ kháng chiến. Có những đội đã khéo dùng lực lượng quần chúng mà chỉnh đốn chi bộ và các tổ chức ở xã. Có những cán bộ đã ăn củ mài, nhịn cơm cho trẻ em ốm, làm cho đồng bào rất cảm động và càng thấm thía đạo đức cách mạng và tinh thần đoàn kết.

Nhưng một số cán bộ còn mắc những khuyết đim nng. Vài thí dụ:

- S kh - Có những cán bộ không thực hành “ba cùng”. Thậm chí có đội nhờ chi bộ sắp xếp chỗ ăn chỗ ở sẵn, trước khi đội về xã. Thế là đã trái vi 10 điu k lut.

- Ngi khó - Do đó mà không đi sâu, tìm hiểu; nóng ruột muốn làm mau cho xong chuyện; tố thay cho khổ chủ, giật dây chủ tịch đoàn trong buổi đấu; không cẩn thận lúc lựa chọn và kiểm tra rễ và chuỗi; nhất là dựa vào tổ chức cũ (chưa được chỉnh đốn) mà bắt rễ xâu chuỗi, thành thử bị địch lừa bịp, làm hỏng công việc. Kết qu là mun mau mà thành chm.

- T mãn - Một số cán bộ tự cho mình có nhiều kinh nghiệm, lên mặt “ta đây”. Rồi không nghiên cứu chỉ thị cấp trên, không bàn bạc với anh chị em trong đội. Do đó mà quan liêu mệnh lệnh, chủ quan khinh địch. Cũng do đó mà thiếu đoàn kết, thiếu dân chủ, thiếu tự phê bình và phê bình. Kết qu là hng vic.

- Lp trường không vng - Không dựa hẳn vào bần cố nông. Vì vậy mà khi thì t, khi thì hu. Có đội đã dùng cách đánh đập để truy địa chủ - như 10 xã ở Tuyên Quang (Trung ương và Chính phđã nghiêm cm dùng nhc hình). Có đội thì tỏ thái độ không kiên quyết đối với địa chủ, mơn trớn địa chủ. Thậm chí có cán bộ nghe lời địa chủ mà không tin nông dân (Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang). Thế là làm sai chính sách ca Đng và Chính ph, đi sai đường li qun chúng.

- Lãnh đo thiếu sót - Còn xem nhẹ trung nông, phụ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số. Không ra sức bồi dưỡng cốt cán, chỉ dùng họ mà không huấn luyện họ.

Không để đồng bào thiểu số nói tiếng của họ trong lúc tố khổ.

Khai hội quá nhiều, quá kéo dài, ảnh hưởng đến công việc sản xuất.

Có đoàn (Lạng Sơn) suốt cả đợt không hề báo cáo lên Trung ương.

Ni san bài quá dài (18 trang) và dùng quá nhiều chữ nho (Thanh Hóa); hoặc in lèm nhèm không rõ và ở đầu Ni san bỏ quên cả chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (Vĩnh Phúc).

Đó là tóm tắt những khuyết điểm chính. Mong toàn thể cán bộ thi đua sửa chữa, để tiến bộ hơn nữa và để làm trọn nhiệm vụ một cách vẻ vang.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 190, từ ngày 1 đến ngày 3-6-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.493-494.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.