Viên giám đốc phòng quản lý nhân viên ở Bộ Ngoại giao Mỹ tên là Rilay, vừa tuyên bố rằng: “Mấy tháng gần đây, uy tín của Mỹ giảm sút rất nhiều ở nước Anh”.

Mỹ và Anh cùng một giống nòi, cùng một tiếng nói. Hai nước là đồng minh. Trong mọi chính sách gây chiến, hai Chính phủ Anh và Mỹ đều đi kèm nhau, như khối Bắc Đại Tây Dương, Hiệp ước Pari để vũ trang lại Tây Đức, khối xâm lược Đông Nam Á, v.v.. Mỹ lại cho Anh vay rất nhiều tiền. Nhưng nhân dân Anh vẫn không ưa Mỹ.

Cùng với giai cấp tư bản Mỹ, giai cấp tư bản Anh ra sức tuyên truyền chống Liên Xô. Thế mà uy tín Liên Xô lại ngày càng tăng thêm ở nước Anh.

Trong hai cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, do Rilay thuật lại, thì hồi tháng 10-1954, trong 100 người có 49 người ủng hộ Mỹ, 6 người ủng hộ Liên Xô. Hồi tháng 2-1955, trong 100 người có 24 người ủng hộ Mỹ, 29 người ủng hộ Liên Xô.

Thế là trong 5 tháng, số người Anh ủng hộ Mỹ đã sút 31 phần 100, mà số người ủng hộ Liên Xô đã tăng 23 phần 100.

Chẳng những ở nước Anh, mà ở khắp nơi uy tín của Mỹ cũng giảm sút. Hôm 28-4-1955, một đại biểu Quốc hội Mỹ đã nói: “Chính sách Mỹ ở Đông Nam Á đã thất bại đến nỗi người ta phải chán nản... So với hai năm trước, uy tín Mỹ đã giảm sút rất nhiều... Người Mỹ chúng ta đã dần dần phát điên rồi...”.

Mỹ cứ ủng hộ những tên phát-xít như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, thì không điên sao được.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 437, ngày 14-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.476-477.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.