Năm mới, phản động Pháp mở hàng một cách “xúi quẩy”: Chính ph Pháp đã đ nhào hôm 7-1-1952. Vì lẽ gì?

- Vì kinh tế khủng hoảng, tài chính kiệt quệ, sinh hoạt đắt đỏ, xã hội không yên.

- Vì Pháp đã dân cùng của hết, ốm yếu gầy mòn, mà hai vai lại mắc hai gánh nặng: một là theo lệnh Mỹ cố mở rộng binh bị, hai là chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.

Chỉ một việc chiến tranh ở Việt Nam, mỗi ngày giặc Pháp đã tốn hơn 1.000 triệu phrăng. Đó là chưa kể những xe cộ, tàu bè, kho tàng, súng đạn bị ta phá hoặc bị ta lấy được. Thế là tin Pháp hết.

Chỉ từ 15-11 đến 31-12 năm 1951, ở các mặt trận Bắc Bộ, giặc Pháp bị ta tiêu diệt gần 8.000 quân. Đó là chưa kể những mặt trận ở Trung Bộ và Nam Bộ. Thế là người Pháp chết.

Giặc Pháp người chết của hết, đã làm cho Chính phủ Pháp đổ, lại làm cho tướng giặc Pháp là Tátxinhi ốm gần chết, phải vào nhà thương. Nghe nói có 6 thầy thuốc săn sóc hắn. Rất có thể 6 người khiêng quan tài sẽ thay thế cho 6 thầy thuốc, để đưa hắn ra khỏi nhà thương và vào địa ngục.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 41, ngày 17-1-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr.284.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.