Đảng và Chính phủ đã định rõ ràng chính sách đối với các tầng lớp trong nông thôn. Nhưng có một số cán bộ chưa thấm nhuần tư tưởng và nắm vững chính sách, cho nên:

Có cán bộ cho rằng: Sau khi phát động, thì bần cố nông “lên mặt”.

Có cán bộ cho rằng: Những bần cố nông có buôn bán chút đỉnh, hoặc đi củi, trồng rau, là không phải “nông dân thuần túy”.

Có cán bộ cho rằng: Phụ nữ chưa có chồng con, mới là “đủ điều kiện” rễ, chuỗi.

Có cán bộ cho rằng: Thanh niên nông dân “không cực khổ”, cho nên không cần phát động thanh niên.

Có cán bộ cho rằng: Đã đấu địa chủ thì “đấu tất”, cần gì phải phân biệt đối đãi.

Cũng như những sai lầm khác, những sai lầm kể trên đều vì cán bộ tư tưởng chưa được thông, chưa nắm vững chính sách. Mà đã sai lầm, thì “sai một li, đi một dặm”, ảnh hưởng lớn đến công tác.

Vậy toàn thể cán bộ ta cần phải nghiên cứu thật kỹ, thấm nhuần thật sâu, thi hành thật đúng chính sách của Đảng và của Chính phủ - đó là con đường duy nhất để đi đến thành công.

C.B.
----------

- Báo Nhân Dân, số 156, từ ngày 26 đến ngày 31-12-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.377.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.