Mỹ - “Trưng cầu dân ý” - Hôm 23-4-1956, có một cuộc trưng cầu dân ý giữa các chủ bút và các người viết báo Mỹ, về hai vấn đề:

1. Phải chăng Mỹ đã thất bại trong cuộc Chiến tranh lạnh?

Cứ ba người trả lời, thì hai người nói: Mỹ đã thất bại; một người nói: Mỹ chưa thất bại.

2. Phải chăng chính sách mới của Liên Xô đã làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh thế giới?

Cứ bảy người thì sáu người trả lời “Có”, một người trả lời “Không”.

“Mỹ tục, thuần phong” - Theo báo cáo của công an Mỹ, thì năm ngoái ở Mỹ có hơn 2 triệu vụ phạm tội. Cứ 73 người thì có một người phạm tội. Và cứ:

27 phút thì có một vụ hiếp dâm,
4 phút 12 giây thì có một vụ án mạng,
2 phút 18 giây thì có một vụ trộm xe hơi,
24 giây thì có một vụ trộm cắp thường…

“Mạt cưa, mướp đắng” - Hồi tháng tư, ở tòa án thành phố Sác-lốt, tên Chay bí mật đến phát giác: “Tôi là mật thám đắc lực của Ủy ban Quốc hội. Tôi đã chui vào Đảng cộng sản và đã biết rõ tên Ri-vi là một đảng viên rất hoạt động…”.

Hôm sau, tên Rivi khai trước tòa án: “Tôi là mật thám đắc lực của Ủy ban Quốc hội. Tôi đã chui vào Đảng cộng sản và đã biết rõ tên Chay là một đảng viên rất hoạt động…”.

- Gờ-rét - Thương người liệt sĩ - Hôm 10-5-1956, thực dân Anh ở đảo Síp đã xử tử (thắt cổ) hai thanh niên yêu nước là Ca-rao-lít, 23 tuổi, và Đê-mê-triu, 22 tuổi. Kế đó, chúng đã khám xét nhà thờ lớn và bắt mấy vị linh mục.

Nhân dân đảo Síp và nhiều nơi khác đã bãi công, bãi thị để truy điệu hai liệt sĩ và phản đối Anh.

“Que rơm… súc gỗ” - Mỹ lợi dụng dịp ấy để giả vờ nhân đạo và đánh một cái đá vào hàm răng Anh.

Đa-lét nói: “Phương Tây đang tự phá hoại mình với những cuộc nội bộ xâu xé nhau… thí dụ việc Anh làm ở Síp…”.

Báo chí Mỹ viết: “Đáng buồn cho thế giới phương Tây! Một nước đồng minh này dùng bạo lực để gây lòng căm phẫn của toàn dân một nước đồng minh khác… Đó là một cách thật kỳ quặc để giữ gìn mối đoàn kết giữa các nước phương Tây… Đáng lẽ lịch sử đã dạy cho người Anh biết rằng: thủ đoạn áp bức chỉ đưa đến kết quả là làm cho ngày giải phóng đến càng mau chóng”.

- Tuy-ni-di - “Bia đá tượng đồng” - Hôm 24-4-1956, ông Buốc-ghi-ba, Thủ tướng mới Tuy-ni-di, tiếp đoàn ngoại giao mà không mời đại biểu Pháp là ông Xây-du.

Trước đây, ông Buốc-ghi-ba bị Pháp bắt giam; trong lúc đó vua Ma-rốc cũng bị Pháp bắt đi đày. Trước ngày Tuy-ni-di được độc lập, ông Xây-du làm khâm sứ Pháp kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tuy-ni-di; trong lúc đó ông Buốc-ghi-ba đang ở tù.

Thị trưởng thủ đô Tuy-ni-di đã khuyên Pháp dời pho tượng đồng của giám mục La-vi-giơ-ri đi nơi khác, và đã phá huỷ pho tượng đồng của J. Fê-ry. Cách đây độ 75 năm, Fê-ry làm thủ tướng Pháp, y đã thúc đẩy thực dân Pháp cướp nước Tuy-ni-di và nước Việt Nam ta. Ngày trước, tượng đồng Fê-ry là để biểu dương thế lực của thực dân. Nay nhân dân Tuy-ni-di phá tượng đồng Fê-ry là để xóa bỏ di tích nô lệ.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 803, ngày 16-5-1956, tr.2.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.