Phong trào học tập Duyên Hải và thi đua với Duyên Hải đang phát triển mạnh ở các xí nghiệp và công trường. Đó là một điều rất tốt.

Vì sao, cũng những máy móc ấy và những công nhân ấy, trước kia thì năng suất thấp kém, mà nay trong các cuộc biểu diễn kỹ thuật thì nhà máy nào cũng vượt mức gấp hai, gấp ba, có khi gấp mười lần.

Bởi vì trước kia những tư tưởng sai lầm như: bảo thủ, bị động, cục bộ, tự ti... là những cái xiềng xích nó trói buộc người công nhân không để cho họ tiến tới. Ngày nay tư tưởng đúng đắn, tức là tư tưởng làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp, đã đánh thắng tư tưởng sai lầm, cởi mở cho người công nhân trở nên mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, phá tan những mức hạn lạc hậu, khắc phục được mọi khó khăn, xung phong vào mặt trận kỹ thuật, sáng tạo ra những lề lối sản xuất mới hơn, tốt hơn.

Do tư tưởng thông suốt mà quần chúng gây nên phong trào Duyên Hải. Lại do phong trào Duyên Hải phát triển mà tư tưởng của quần chúng càng thông suốt thêm.

Muốn cho phong trào phát triển một cách vững chắc, công nhân và cán bộ cần chú ý:

- Phải bảo đảm chất lượng - Không nên chỉ dốc sức vào số lượng nhưng không bảo đảm chất lượng, không tiết kiệm được nguyên liệu, vật liệu, không hạ được giá thành (nhà máy dệt đã mắc khuyết điểm này).

- Phải tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, khi biểu diễn kỹ thuật thì rất khá, nhưng khi sản xuất thì lại không đạt kế hoạch (như phân xưởng cao su).

- Lãnh đạo phải theo dõi thật sát, kịp thời tổng kết kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm cho cả nhà máy, và trao đổi kinh nghiệm với những xí nghiệp bạn.

- Phải nắm vững mục đích của phong trào là thực hiện khẩu hiệu: Sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Phong trào Duyên Hải phát triển vững chắc và rộng khắp, thì chúng ta nhất định hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay, và hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm.

T.L.

-------------------

- Báo Nhân Dân, số 2611, ngày 15-5-1961, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.133-134.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.