Trung tuần tháng 5-1954, các báo Mỹ đăng tin như sau:

Ở Mỹ, tâm lý sợ cộng sản đã thành bệnh điên cuồng. Một chứng cớ: Viện hàn lâm Mỹ vừa kiểm duyệt bản kịch tên là “Hội nghị phụ nữ”, do ông Aríttôphan viết, vì trong bản kịch ấy có câu: “Mọi người đều nên bình đẳng, đều nên cùng nhau hưởng giàu có và sung sướng không nên để tình trạng người này thì giàu có, người kia thì nghèo nàn”.

Viện hàn lâm Mỹ cho rằng bản kịch ấy tuyên truyền cộng sản và rất nguy hiểm cho xã hội Mỹ!

Ông Aríttôphan ra đời cách đây 2.345 năm (gần 400 năm trước Chúa Giêsu) mà đã tuyên truyền cộng sản, đã làm cho bọn thống trị Mỹ hoảng sợ.

Trong lúc đó thì những tiểu thuyết bẩn thỉu ghê tởm, đầy những chuyện khủng bố, giết người, cướp của, dâm dục - mỗi tháng bán 80 triệu quyển cho thanh niên và trẻ con đọc. Ảnh hưởng rõ rệt là số thanh niên và trẻ con Mỹ phạm tội ngày càng nhiều. Có những trẻ 10 đã phạm tội trộm cướp và giết cha mẹ.

Văn hóa Mỹ thối nát đến nỗi một số người tư sản Mỹ cũng phải lên tiếng than phiền. Thế mà bọn đế quốc Mỹ đang mưu truyền bá thứ “văn minh” ấy khắp thế giới!

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 187, từ ngày 22 đến ngày 24-5-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.