Đ.B. là một xã vừa kết thúc cuộc phát động quần chúng. Ngoài việc tăng gia sản xuất và ủng hộ kháng chiến, đồng bào trong xã lại rất ham học chính trị.

Hôm nọ, tôi ghé vào xã, thì thấy một cuộc hội họp độ 600 người, trai, gái, già, trẻ đều có, đang bàn bạc việc đình chiến ở Triều Tiên. Mọi người hăng hái phát biểu ý kiến. Cuối cùng, đồng chí M. (bí thư chi bộ xã) kết luận, đại khái như sau:

- Vì sao M và 18 nước phe M phi đình chiến?

- Vì quân đội Triều - Trung đánh mạnh, thắng nhiều. Vì Mỹ và phe Mỹ thua to, chúng mất hơn 12.000 chiếc máy bay, chết và bị thương hơn 1 triệu binh sĩ, trong số đó 40 vạn là binh sĩ Mỹ. Nếu chúng kéo dài chiến tranh nữa, thì chúng chết.

- M mnh hay là yếu?

- Đánh nhau với một nước nhỏ như Triều Tiên, mà Mỹ và 18 nước phe Mỹ đã thất bại, thì mạnh cái gì? Trước kia, Mỹ lên mặt cậy thế có bom nguyên tử và khinh khí. Bây giờ Liên Xô cũng có bom nguyên tử và bom khinh khí; thế là Mỹ cụt hứng.

- Triu Tiên đã đình chiến, M có giúp thêm Pháp đánh ta không?

- Trước đây, Mỹ vẫn giúp Pháp, mà ta vẫn thắng, Pháp vẫn thua. Từ nay về sau, nếu Mỹ giúp thêm Pháp, thì ta cũng cứ đánh, cứ thắng, Pháp sẽ cứ thua. Ta có quyết tâm chịu gian khổ, vượt khó khăn, thì 1 Pháp, 1 Mỹ, chứ 10 Pháp, 10 Mỹ ta cũng đánh tuốt.

- Đình chiến Triu Tiên nh hưởng đến ta thế nào?

- Mỹ thua tức là phe đế quốc thua. Anh em Triều Tiên thắng cũng như ta thắng. Tinh thần quân đội Pháp và bù nhìn sẽ lung lay kém sút. Tinh thần quân và dân ta sẽ hăng hái, lên cao. Điều đó có hại cho địch, có lợi cho ta. Nhưng chúng ta phải nhớ lời Bác dạy: “Phải quyết chiến quyết thắng, nhưng chớ chủ quan khinh địch...”.

Tinh thần hăm hở và những tràng vỗ tay ran lên của mọi người chứng tỏ rằng ai cũng hiểu rõ. Tôi thầm nghĩ: Một vấn đề quốc tế to lớn như thế, mà một cán bộ xã biết giải thích một cách giản đơn, đúng đắn như thế - đó là một bước tiến chính trị rất dài của chúng ta.

C.B.

-------------

- Báo Nhân Dân, số 130, từ ngày 16 đến ngày 20-8-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.203-204.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.