Gần đây, các báo ở Thủ đô đăng mấy tin tức sau đây:

- Nhân viên phòng kế toán ở Ty Công chính Gia Lâm trước đây làm một bảng lương phải mất một tuần, nay chỉ mất một ngày...

- Anh Thủy thợ sơn, trước cạo một tấm biển mất một ngày, nay chỉ cần 2 giờ.

- Anh Tin, công nhân nhà ga, đã giúp cán bộ xét thấy 5 thùng xăng lậu thuế.

- Anh Thái Bá Lai, công nhân xe lửa Hải Dương, đã giúp cán bộ tìm ra hàng lậu thuế.

- Bà Đức Long, chủ hiệu may, vui vẻ khai lại số thuế hơn lần khai trước gấp 11 lần.

- Bà cụ Ưng, bán cà phê, đóng xong thuế, lại hăng hái đi vận động bà con khai đúng và nộp nhanh.

- Em Bảo, em Yên và em Sơn mò được dưới sông và đưa nộp cho Công an: 2 băng đạn, 3 quả moócchê, 2 quả đại bác.

Những việc trên đây chứng tỏ:

1- Chỉ có dưới chế độ dân chủ, nhân dân mới có những cử chỉ tốt đẹp như vậy.

2- Dưới chế độ dân chủ, giai cấp lao động trí óc và chân tay mới hăng hái phát triển khả năng và sáng kiến của mình, nhằm mục đích ích nước lợi dân.

3- Cũng như mọi việc khác, việc phòng gian cấm lậu, cán bộ biết dựa vào quần chúng, nhờ sức quần chúng, thì chắc thành công.

4- Đồng bào ta rất tốt. Nếu cán bộ không quan liêu, mệnh lệnh, mà khéo giải thích kỹ càng cho mọi người hiểu rõ chính sách của Chính phủ, thì dù phải xuất tiền, xuất sức, đồng bào cũng vui lòng làm.

5- Nếu chính quyền biết lãnh đạo và khuyến khích, khen cái nên khen, thưởng việc nên thưởng, thì không những người lớn mà các trẻ em cũng hăng làm việc có lợi.

Những cử chỉ tốt đẹp nói trên chắc sẽ phát triển khắp các ngành, các giới, thành một phong trào thi đua. Mà phong trào ấy sẽ đưa nước ta mau đến chỗ giàu mạnh.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 272, ngày 24-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.132-133.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.