Bà con ta ai cũng biết rằng: Trước khi rút khỏi Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác, đối phương đã vơ vét sạch sành sanh. Họ vơ cả những của cải, hồ sơ tài liệu thuộc về của công mà Hiệp định Giơnevơ đã nói rõ rằng họ phải để lại. Thậm chí bàn ghế ở các nhà trường, họ cũng vơ, làm cho mấy hôm mới tiếp quản con em ta không có mà học.

Đã vậy, họ còn khoe khoang họ là “iêng hùng, hảo hớn”.

Hãng Thông tin Mỹ U.P. ở Hải Phòng (15-5) đã đăng tin như sau:

Mấy nghìn binh sĩ Pháp chen chúc trên mấy chiếc tầu, rời khỏi Hải Phòng, mặt buồn rầu, lòng đau đớn. Ở trường bay Cát Bi, do quan ba Sácpe chỉ huy, khi không quân Pháp rút lui, các phi công Pháp vơ hết những thứ gì mà họ có thể mang đi được. Họ mang cả những cái tăm xỉa răng. Quan ba Sácpe nói: “Không để lại một chút gì cho Việt Minh!”.

Quan ba Sácpe ơi, các người lầm to rồi! Các người vơ cả những cái tăm. Nhưng trời Việt Nam, đất Việt Nam, Điện Biên Phủ Việt Nam, núi rừng và sông biển Việt Nam muôn đời vẫn là của nhân dân Việt Nam. Các người quyết không thể vơ đi được! Vơ vét mấy cái tăm đi, các người đã để lại một thứ tiếng tăm không tốt đẹp...!

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 453, ngày 30-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.490.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.