XÃ HỘI HÔI THỐI

Thủ đô là nơi tiêu biểu của một nước. Ở Hoa Thịnh Đốn, Thủ đô Mỹ, lâu đài nguy nga thì có Phủ Tổng thống (gọi là "Nhà trắng" vì làm bằng đá trắng), Quốc hội, Bộ Quốc phòng (gọi là "Lầu 5 góc"). Nhưng không có cửa hàng to, xưởng máy to, nhà cao sáu, bảy mươi tầng như các thành phố khác. Cũng không có nhà hát lớn. Quốc hội và Chính phủ Mỹ ở đó, nhưng quyền chỉ huy thực sự kinh tế và chính trị Mỹ lại ở phố Uôn (Wall Street) tại Nữu Ước, trong tay bọn đại tư bản. Trông qua thì thấy Thủ đô Mỹ nhà cửa sạch sẽ, đường sá thẳng thắn, hoa cỏ thơm tươi. Nhưng đó chỉ là bc màn gm ph trên đng rác.

Báo Mỹ Bn ca ph n (2-50) viết: "Nếu đi sâu vào Thủ đô giữa những phố phường xa hoa kia, ta thấy những chỗ ở bẩn thỉu không thể tả. Ta thấy những nhà thương thiếu thốn đến nỗi thầy thuốc nhìn người ốm mà khóc. Ta thấy ở nhà thương Galinghe, có người vì không có thuốc mà thân thể thối nát dần đến chết... Ta thấy "dân chủ thật sự" ở chỗ người da đen, da vàng không được vào các tiệm ăn, các nhà ngủ, các rạp hát, các trường học của người da trắng!...".

Năm 1950, sau khi đi thăm khắp Thủ đô, mấy đại biểu Quốc hội Mỹ đã phải thốt ra:

"Hôi thối quá, hôi thối không thể tả... Như thế, sao mà người ta vẫn sống được?... Thật là nhục nhã cho nước ta!...".

Ở Hoa Thịnh Đốn, cái tệ chia rẽ mầu da rất trắng trợn. Vài thí dụ: Một lần, đại sứ Abixini bị đuổi ra khỏi một rạp hát, vì ông ta da đen (!). Một phụ nữ da đen đau đẻ, nhưng nhà hộ sinh gần bên nhất định không nhận. Bà ấy phải đẻ ở bên đường. Ở Thủ đô, có nghĩa địa riêng cho người da trắng, riêng cho người da đen, và riêng cho chó.

Nếu tính theo số dân thì Hoa Thịnh Đốn là nơi nhiều tội ác nhất nước Mỹ. Theo tạp chí Thđô bí mt năm 1936, Thủ đô có 7.000 án giết người; năm 1950, có 13.000 án, tức là cứ 11.000 người là có 1 án.

VĂN HÓA SUY ĐỒI

Một nhà văn hóa nổi tiếng ở Mỹ là ông Phát (Fast) viết trong tạp chí Châu Âu: "... Chưa bao giờ văn nghệ Mỹ thấp kém, bần tiện như bây giờ. Chỉ xem qua trang Văn nghệ của tờ Nu Ước thi báo thì đủ rõ: một nửa là những lời vu khống Liên Xô và cộng sản, một phần là những tiểu thuyết nhạt nhẽo, một phần là tuyên truyền mê tín, còn một phần là văn chương dâm đãng. Những tiểu thuyết gọi là khoa học thì ca tụng chiến tranh đế quốc và bom nguyên tử. Phim ảnh, phát thanh, tạp chí cũng đều như vậy".

Những nhà viết sách, viết sử, những nhạc sĩ, hoạ sĩ, những nhà văn hóa giáo dục bị buộc phải nói xấu Liên Xô, ủng hộ chiến tranh, phản đối hòa bình. Nói hay viết đến nhân đạo, dân chủ, hòa bình, là có tội.

Có những tổ chức phát xít kê rõ tên những nhà văn hóa tiến bộ, và gửi những "sổ đen" ấy cho Chính phủ và các chủ tư bản. Kết quả: Những nhà văn hóa ấy nhẹ là thất nghiệp, nặng là ở tù.

Các hiệu sách kiểm soát sách thật kỹ, sợ có chút gì về đạo đức lọt vào trong nội dung những sách đó. Các nhà làm phim chiếu bóng thì cố ý đưa vào trong phim những chuyện tàn ác, dâm đãng, và những chương trình chiến tranh của Chính phủ Mỹ, không thế không yên.

Trước những tội ác như làm án tử hình 7 người da đen vô tội ở Máctanhvin (Martins-ville) và 6 người ở Tơrăngtông (Trenton), trước sự bạo ngược như bỏ tù những lãnh tụ Đảng Cộng sản, một số văn hào - như Xincle (Upton Sinclair) ngậm câm, không dám hở môi.

Văn hóa Mỹ ngày nay là văn hóa của bọn đại tư bản, bọn gây chiến tranh, bọn giết người...

Tuy vậy, vẫn có những nhà văn hóa Mỹ quang minh chính đại, thà hy sinh tất cả, chứ không chịu cúi đầu quỳ gối trước cường quyền. Có hơn trăm giáo sư – như ông Gunlách, giáo sư đại học - chịu ở tù chứ không chịu khuất. Một số văn nghệ sĩ tài giỏi như ông Xáctôn (Saxton), ban ngày đi làm công trên xe lửa, ban đêm thì viết sách. Những người tài tử như ông Xinva (Silva) chỉ vào mặt "Ban điều tra tinh thần" (một tổ chức khủng bố của Chính phủ Mỹ) và thét lên: "Cút đi!", rồi khoan thai bước vào nhà tù.

Ngày nay, văn hóa Mỹ rất suy đồi, nhiều nhà văn hóa Mỹ rất trụy lạc. Song mầm mống văn hóa tương lai của Mỹ, văn hóa mới và chân chính, đang chớm nở trong giai cấp công nhân và trong dân tộc da đen, và những bạn đồng minh của họ.

Xã hội Mỹ hôi thối như thế, văn hóa Mỹ suy đồi như thế, mà đế quốc Mỹ cứ khoe là "văn minh" và đi truyền bá "văn minh" cho các nước khác. Ở ta, trong vùng tạm bị chiếm, Mỹ đã cho sang nhiều báo chí, phim dâm đãng, trụy lạc để đầu độc thanh niên ta. Chúng ta phải kiên quyết tẩy chay những thứ đó.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 31, ngày 5-11-1951, tr.3.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr.225-227.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.