Nam Thượng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là một trong những xã kiểu mẫu.

Sau trận lụt tháng 9-1954, xã ấy thiệt hại rất nặng. Tiếp đến nạn đói. Song nhờ cán bộ làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, khéo lãnh đạo nhân dân, kiên quyết tổ chức sản xuất tự cứu và khuyến khích nhân dân giúp đỡ lẫn nhau. Lại nhờ đồng bào tin tưởng và hăng hái. Kết quả là:

Thanh niên đã xung phong sửa chữa nhà cửa cho đồng bào và làm mọi việc khác.

Nhân dân đã giúp nhau 11 tấn lương thực (thóc, ngô, khoai) để ăn mà sản xuất.

Trồng được hơn 100 mẫu ngô, hơn 3.500 bụi bầu bí.

Cày được hơn 115 mẫu chiêm và nhiều hoa màu.

Tổ chức canh tuần đêm ngày để ngăn ngừa bọn địa chủ phá hoại mùa màng.

Tổ chức các nhóm đào mương, tát nước, chống hạn, chống sâu.

Tinh thần “tự lực cánh sinh” của nhân dân đã đánh thắng giặc đói.

Xã Nam Thượng đã chống được đói, lại còn giúp được một xã bạn 2 tấn ngô, khoai, đỗ và giúp họ tăng gia sản xuất. Một điều nữa đáng khen, là xã Nam Thượng đã khéo kết hợp các công việc khác với công việc sản xuất chống đói. Các đoàn thể sinh hoạt đều. Bình dân học vụ được huyện khen. Thanh niên được bầu làm kiểu mẫu trong tỉnh. Thuế nông nghiệp đúng hạn đúng mức. Các tổ đổi công được củng cố. Cả xã nuôi được 250 con lợn. Hiện nay, đồng bào trong xã đang thi đua trồng thêm rau, thêm khoai. Đó là một xã kiểu mẫu mà các xã khác nên bắt chước.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 475, ngày 21-6-1955, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.529-530.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.