Thực dân Pháp rất xúi quẩy.

Đế quốc Mỹ thì rất đểu cáng.

Đối với thực dân Pháp là người “bạn” đã kính cẩn để cho Mỹ hất cẳng ra khỏi miền Nam Việt Nam, và vừa rồi lại nhường một phần quyền huấn luyện quân đội Lào cho chúng, đế quốc Mỹ vẫn đểu cáng vô cùng. Sau đây là một thí dụ nhỏ:

Tờ báo Pháp Giải phóng (2-11-1959) đăng tin rằng "Phái đoàn quân sự Pháp ở Lào gần đây ba lần chính thức phản đối huấn luyện viên quân sự Mỹ đã vượt quá nhiệm vụ của họ trong việc huấn luyện lính Lào… Lần phản đối gần đây nhất đã xảy ra sau khi lính Lào đã chào một viên tướng Pháp theo kiểu Mỹ mà không chào theo kiểu Pháp.

Người thạo tình hình Lào cho biết, nội dung câu chuyện như sau:

Số là trước kia người Pháp dạy cho lính Lào hễ gặp một vị tướng quân Pháp thì phải chào bằng tiếng mẹ đẻ của viên tướng ấy: "Xaluy" tướng quân!

Nhưng bọn huấn luyện viên quân sự Mỹ vốn đã khinh rẻ “bạn” Pháp, chúng giả đò nói tiếng Pháp không sõi, và cố ý dạy cho lính Lào cũng nói như chúng. Vì vậy, khi gặp viên tướng Pháp kia lính Lào đứng ưỡn ngực ra và chào to: "Xalô" tướng quân!

Nghe xong, viên tướng Pháp tức giận đỏ mặt tía tai, như "Quan Công ăn ớt" và viết giấy chính thức phản đối ngay.

Các người lính Lào cũng cố ý chăng? Điều đó không rõ.

Việc này tuy nhỏ, nhưng nó cũng bộc lộ rằng:

- Thực dân Pháp rất xúi quẩy.

- Đế quốc Mỹ rất đểu cáng.

- Mâu thuẫn giữa bọn đế quốc thực dân ngày càng nhiều.

T.L.

---------------------

Báo Nhân Dân, số 2084, ngày 30-11-1959, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.