- Hồi tháng 8, các báo chí Mỹ và Tây Âu đăng tin bằng chữ thật to: Dakaria là một người nước Hung, tướng đá bóng nổi tiếng. Vì ở Hung bị cộng sản áp bức, Da đã trốn sang Pháp để được tự do. Vài hôm nữa, Da sẽ điều khiển một cuộc đá bóng ở thành phố Lin.

Nhưng đến khi đá bóng, thì Da lòi mặt chuột ra, vì y không biết đá. Y phải thú thật rằng y là một lính lê dương Pháp đào ngũ, chứ không phải người Hung gì cả.

Đối với sự thật đó, báo chí tư sản Mỹ và Tây Âu đều câm mồm.

- Hôm 14-10, ở Hà Nội, đại diện Pháp ở Ủy ban liên hợp đưa đến Ủy ban quốc tế một người tên là Lý và nói: Lý là một sĩ quan của Bảo Đại bị quân đội ta bắt làm tù binh, nay ta không chịu thả. Lý trốn được, về nhờ Pháp và Ủy ban quốc tế giúp.

Được tin đó, các báo chí của tư sản Mỹ và của phản động la ó: Thế là ta đã làm trái Hiệp định Giơnevơ.

Nhưng hôm 18-10, Lý đã khai: Lý tự bỏ quân đội Pháp hồi tháng 8. Không hề bị bộ đội ta bắt. Nay y muốn trở về quê quán ở Nam, sợ nói thật thì Pháp bỏ tù, cho nên nói dối là bị ta bắt. Nay Lý đã rõ chính sách khoan hồng của Chính phủ ta, Lý không muốn về Nam nữa và mong Chính phủ ta cho phép y ở lại ngoài này.

Đối với sự thật này, báo chí của đế quốc Mỹ và của phản động đều câm mồm.

Xem hai thí dụ trên, thì biết báo chí của tư sản Mỹ và của bọn phản động “thật thà” thế nào. Thế mà chúng dám mở mồm rằng chúng lãnh đạo dư luận!

---------

C.B.

- Báo Nhân Dân, số 251, ngày 31-10-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.98.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.