- Phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra tình hình châu Á về báo cáo (1-2-1954):

“Khó khăn của Mỹ là những chính phủ châu Á được Mỹ ủng hộ đều là những chính phủ độc tài độc đoán, không dân chủ và bị nhân dân họ khinh rẻ”.

- Ông Mangphen, đại biểu Quốc hội Mỹ, sang Việt Nam về báo cáo (14-4-1954):

“Một số lãnh tụ Việt Nam (bù nhìn) không đại biểu cho ý nguyện của nhân dân. Họ chỉ lo làm giàu, sung sướng, ăn chơi”.

- Ông Đuygơla, quan tòa tối cao Pháp viện Mỹ sang Viễn Đông về nói với các báo (5-1954):

“Đại đa số người Việt Nam ủng hộ Hồ Chí Minh, không phải vì ông ta cộng sản hay không cộng sản, nhưng vì ông ta suốt đời chống thực dân Pháp và đấu tranh cho độc lập giải phóng. Ông Hồ là người số 1, không ai tranh nổi uy tín của ông ta...”.

- Bọn Chính phủ Mỹ thì cứ âm mưu kéo dài chiến tranh ở Đông Dương. Nhưng Phó Tổng thống Mỹ đã nói: “Mỹ phải dùng mọi cách để ngăn trở không cho Pháp đàm phán với Việt Minh” (11-1953).

Vì vậy, đế quốc Mỹ là tội nhân gây chiến, phá hoại hòa bình.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 193, từ ngày 10 đến ngày 12-6-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.506.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.