- Nó tăng cường mối đoàn kết giữa nhân dân nước ta và nhân dân các nước bạn. Trung Quốc đã khẳng khái giúp ta của (nguyên liệu, máy móc) và người (chuyên gia, công nhân). Các đồng chí ấy đã hăng hái giúp ta làm việc và đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật, dạy chúng ta tác phong đúng đắn của người lao động làm chủ nước nhà.

Do đường xe lửa ấy, mà tình hữu nghị cũng như việc trao đổi kinh tế và văn hóa giữa nước ta và các nước bạn càng tăng tiến và mật thiết thêm.

- Nó giúp rất nhiều cho việc khôi phục kinh tế của ta. Từ nay, nhân dân đi lại, hàng hóa lưu thông, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, sẽ rất thuận tiện.

- Nó thực hiện công nông liên minh. Trong lúc làm việc, công nhân, nông dân và lao động trí óc đoàn kết chặt chẽ, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Nhiều đồng bào nông dân được anh em công nhân giúp đỡ, đã trở nên công nhân lành nghề.

- Nó chứng tỏ ý chí hòa bình của chúng ta. Đảng và Chính phủ ta chỉ có một mục đích: Làm mọi việc để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng bào ta chỉ có một mục đích: Ra sức đấu tranh và công tác, làm cho nước mạnh dân giàu. Đồng thời, chúng ta biết rằng: Muốn xây dựng sự nghiệp hòa bình thì phải giữ gìn và củng cố hòa bình. Cho nên chúng ta kiên quyết chống mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng hòng phá hoại hòa bình.

- Nó chứng tỏ lực lượng vô cùng to lớn của nhân dân ta. Mới 7 tháng sau ngày đình chiến, 5 tháng sau ngày Thủ đô giải phóng, 4 tháng sau ngày khởi công - đường xe lửa ấy đã hoàn thành. Trong kháng chiến, để ngăn cản địch, nhân dân ta phá hoại rất triệt để. Trong hòa bình, cần kiến thiết lại nước nhà, thì nhân dân ta xây dựng rất hăng hái. Với lực lượng to lớn ấy, chúng ta nhất định thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cả nước ta.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 365, ngày 2-3-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.352-353.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.