Ngành y tế cũng hăng hái chỉnh phong. Họ phê bình và tự phê bình sâu sắc tư tưởng tư sản, quyết tâm “dâng tấm lòng” cho Đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, kiên quyết sửa chữa những tác phong không đúng, nhất là tác phong quan liêu - coi nhà thương như một quan nha.

Nhiều giáo sư và bác sĩ đã thẳng thắn tự phê bình khuyết điểm của mình, nhất là khuyết điểm không học hỏi và tham gia công tác chính trị, tự cho như vậy là “thanh cao”.

Hiện nay, các nhà thương mỗi ngày khám bệnh ba buổi, việc khám bệnh tăng đến 68% so với trước.

Các nhà thương Thiên Tân không thêm người, không thêm tiền, mà đã tăng thêm 1.700 cái giường bệnh, tức là bằng một phần ba trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất.

Các nhà thương đã phân phối một số cán bộ đến tận nông thôn để chữa bệnh cho nông dân, và tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh.

Một số cán bộ lợi dụng những lúc rảnh việc, đến tận nhà người bệnh để tiêm cho họ, giúp những người có bệnh kinh niên tổ chức “buồng bệnh trong gia đình”, và định kỳ đến chữa cho họ.

Các thầy thuốc thì có chế độ trực ban mỗi ngày 12 giờ và phụ trách suốt 24 giờ.

Viện trưởng, chủ nhiệm và bác sĩ thay phiên nhau trực ban ban đêm.

Do những cố gắng ấy, trước kia người bệnh ở nhà thương bình quân là 11 tháng, nay giảm xuống 5 tháng.

Những người khám bệnh và lấy thuốc so với trước bớt được hai phần ba thời giờ.

Nhà thương lại đặt chế độ “ba ấm cúng” - Khi người bệnh vào nhà thương thì được đón tiếp thân mật. Khi ở nhà thương thì được săn sóc tử tế. Khi ra nhà thương thì được giúp đỡ chu đáo.

Các bác sĩ phụ trách giúp đỡ nhân viên tiến bộ về văn hóa và kỹ thuật.

Toàn thể giới y tế đã thách thi đua về mấy điều:

- Đoàn kết thật thà.

- Tự giác cải tạo.

- Quyết tâm học tập.

- Tranh thủ tiến bộ không ngừng về chính trị và nghiệp vụ.

Khẩu hiệu trong Nhà thương là: coi sự đau đớn của người bệnh như đau đớn của mình; quan tâm đến người bệnh từng ly từng tý.

Một thí dụ nữa: Nhà thương Triết Giang có 343 thầy thuốc và nhân viên. Sau mười ngày chỉnh phong đã thu được kết quả:

Giảm được 123 nhân viên.

Điều được 100 nhân viên giúp nông thôn phòng bệnh và chữa bệnh.

Đặt thêm 80 giường bệnh. Giảm giá tiền khám bệnh, tiền nằm nhà thương và tiền mua thuốc.

Với tinh thần “cần kiệm xây dựng nhà thương” toàn thể nhân viên quyết định từ nay nhà thương sẽ tự túc, không xin Chính phủ cấp tiền nữa.

Ngành y tế cũng hăng hái chỉnh phong. Họ phê bình và tự phê bình sâu sắc tư tưởng tư sản, quyết tâm “dâng tấm lòng” cho Đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, kiên quyết sửa chữa những tác phong không đúng, nhất là tác phong quan liêu - coi nhà thương như một quan nha.

Nhiều giáo sư và bác sĩ đã thẳng thắn tự phê bình khuyết điểm của mình, nhất là khuyết điểm không học hỏi và tham gia công tác chính trị, tự cho như vậy là “thanh cao”.

Hiện nay, các nhà thương mỗi ngày khám bệnh ba buổi, việc khám bệnh tăng đến 68% so với trước.

Các nhà thương Thiên Tân không thêm người, không thêm tiền, mà đã tăng thêm 1.700 cái giường bệnh, tức là bằng một phần ba trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất.

Các nhà thương đã phân phối một số cán bộ đến tận nông thôn để chữa bệnh cho nông dân, và tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh.

Một số cán bộ lợi dụng những lúc rảnh việc, đến tận nhà người bệnh để tiêm cho họ, giúp những người có bệnh kinh niên tổ chức “buồng bệnh trong gia đình”, và định kỳ đến chữa cho họ.

Các thầy thuốc thì có chế độ trực ban mỗi ngày 12 giờ và phụ trách suốt 24 giờ.

Viện trưởng, chủ nhiệm và bác sĩ thay phiên nhau trực ban ban đêm.

Do những cố gắng ấy, trước kia người bệnh ở nhà thương bình quân là 11 tháng, nay giảm xuống 5 tháng.

Những người khám bệnh và lấy thuốc so với trước bớt được hai phần ba thời giờ.

Nhà thương lại đặt chế độ “ba ấm cúng” - Khi người bệnh vào nhà thương thì được đón tiếp thân mật. Khi ở nhà thương thì được săn sóc tử tế. Khi ra nhà thương thì được giúp đỡ chu đáo.

Các bác sĩ phụ trách giúp đỡ nhân viên tiến bộ về văn hóa và kỹ thuật.

Toàn thể giới y tế đã thách thi đua về mấy điều:

- Đoàn kết thật thà.

- Tự giác cải tạo.

- Quyết tâm học tập.

- Tranh thủ tiến bộ không ngừng về chính trị và nghiệp vụ.

Khẩu hiệu trong Nhà thương là: coi sự đau đớn của người bệnh như đau đớn của mình; quan tâm đến người bệnh từng ly từng tý.

Một thí dụ nữa: Nhà thương Triết Giang có 343 thầy thuốc và nhân viên. Sau mười ngày chỉnh phong đã thu được kết quả:

Giảm được 123 nhân viên.

Điều được 100 nhân viên giúp nông thôn phòng bệnh và chữa bệnh.

Đặt thêm 80 giường bệnh. Giảm giá tiền khám bệnh, tiền nằm nhà thương và tiền mua thuốc.

Với tinh thần “cần kiệm xây dựng nhà thương” toàn thể nhân viên quyết định từ nay nhà thương sẽ tự túc, không xin Chính phủ cấp tiền nữa.

Thiết kế

Hiện nay, nước ta đang xây dựng, đặt kế hoạch là một việc rất quan trọng và có nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi muốn nêu lên đây vài kinh nghiệm thiết kế của Trung Quốc và sự tiến bộ nhảy vọt của ngành ấy.

Kinh qua chỉnh phong, cán bộ của Viện thiết kế đã đánh tan “năm cái bệnh”[1]. Họ đi tận nơi để thu thập tài liệu, đẩy mạnh việc thiết kế, quyết tâm sửa đổi cái tác phong mấy năm qua là thiết kế thường chậm chạp, ảnh hưởng đến công việc xây dựng.

Thí dụ: Viện thiết kế ở Thiên Tân quyết định giảm bớt 25% nhân viên. Nhiệm vụ thiết kế năm nay nhiều hơn năm ngoái 60%, nhưng đến cuối tháng tư đã hoàn thành, và trong khi thiết kế đã tính đến tiết kiệm được hơn 20% giá tiền cho công việc xây dựng; làm đúng “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Năm nay, Nhà nước xây dựng nhiều. Các công trình thì tiến bộ nhảy vọt, yêu cầu thiết kế phải nhanh. Lúc đầu, cán bộ thiết kế cảm thấy nhiệm vụ thì nặng, nhân viên thì ít, Nhà nước và công trường đòi hỏi thì nhiều.

Nhờ có chỉnh phong, hàng vạn tờ báo chữ to đã đập tan tác phong cũ, như cán bộ thiết kế cứ ngồi chờ người ta mang tài liệu đến, không kết hợp với thực tế, “khóa cửa buồng mà đóng xe”,... Tư tưởng được giải phóng, cán bộ tìm thấy phương hướng mới để cố gắng. Họ chủ động đi tìm lấy tài liệu để thiết kế ngay tại chỗ. Một thí dụ: Xưởng đúc sắt Thiên Tân cần mở rộng thêm 1.200 thước vuông. Ông Tôn Diệc Văn đến ngay tại xưởng, vừa lấy tài liệu, vừa thiết kế. Chỉ một ngày rưỡi thì thiết kế xong. Công trình xây dựng trước kia tính sẽ tốn 63.000 đồng, nay chỉ tốn 30.000 đồng.

Trước kia, mỗi lần thiết kế thì Viện giao cho các đội một bản đề cương tìm tài liệu. Trong đề cương ấy thứ gì cũng có, từ hướng gió thổi, khí hậu, đến mực nước lên xuống,... Tốn rất nhiều công phu để tìm cho đủ, nhưng thường không hợp với sự nhu cầu của người thiết kế. Vì vậy, một kế hoạch nhỏ cũng kéo dài đến mấy tháng. Nay những thủ tục phiền phức ấy không còn nữa, nhờ vậy có những việc thiết kế trước định sáu tháng, nay chỉ trong mười hôm đã làm xong.

Cán bộ thiết kế đến tận chỗ, công việc đã nhanh lại tiết kiệm được tiền xây dựng. Một thí dụ nữa: Hai hợp tác xã thuộc da xây dựng xưởng gần nhau. Mỗi hợp tác xã đều muốn có một nhà tắm. Cán bộ thiết kế đến tận nơi, bàn với họ làm chung một nhà tắm, đã nhanh lại tiết kiệm được 12.000 đồng.

Như trên đã nói, Viện thiết kế giảm được 25% nhân viên, nhưng năng suất lao động so với năm ngoái lại tăng hơn mười lần.

Sau khi làm xong nhiệm vụ cả năm nay, Viện thiết kế đã định:

1- Độ một nửa số cán bộ sẽ cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với công nhân các công trường; vừa để tự rèn luyện, vừa để tìm hiểu những thiếu sót trong kế hoạch đặng sửa đổi kịp thời.

2- Trong năm nay sẽ hoàn thành thiết kế cho năm sau.

3- 10% nhân viên kỹ thuật rải đi các nơi, điều tra nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm của nhân dân về việc xây dựng và cách tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu.

TRẦN LỰC

---------------------

[1]. Năm cái bệnh là: quan dạng; phô trương; uể oải; tự mãn; sợ khổ, sợ khó.

Báo Nhân Dân, số 1608, ngày 7-8-1958, tr.3.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.