Ở Trung Quốc, công nghiệp ngày càng phát triển, thành phố ngày càng to thêm. Đảm bảo cung cấp lương thực cho hàng chục triệu nhân dân thành phố, lại giữ giá lương thực cho ổn định, không phải là một việc dễ. Nhưng Trung Quốc đã làm được, bằng chính sách "3 định":

Chính phủ điều tra và định rõ sản lượng của mỗi nông hộ. Ai có lương thực thừa, thì Chính phủ định rõ mua bao nhiêu. Điều tra rõ hộ khẩu, nắm vững số người và hạng người tiêu thụ, rồi Chính phủ định số gạo bán cho mỗi người, mỗi gia đình, ví dụ: Người lao động thật nặng nhọc, mỗi tháng được mua 20 kg gạo và 10 kg mỳ, trẻ em mỗi tháng 8 kg gạo, v.v..

Nhân dân giúp Chính phủ làm nhanh, làm tốt "3 định". Khi Chính phủ thi hành chính sách ấy, nông dân rất thỏa mãn và càng yên tâm tăng gia sản xuất, cho nên có "4 vui lòng":

- Sản xuất nhiều thêm, Chính phủ cũng không mua thêm - vì vậy những nông hộ có lương thực thừa, vui lòng.

- Ai không có lương thực thừa, thì Chính phủ không mua - vì vậy những nông hộ chỉ đủ ăn, vui lòng.

- Ai thiếu lương thực, thì Chính phủ bán cho - vì vậy những nhà thiếu lương thực, vui lòng.

- Nhờ chính sách đúng đắn, nhân dân hiểu thấu, việc Chính phủ mua và bán lương thực tiến hành thuận lợi - vì vậy cán bộ, vui lòng.

Chính sách ấy, vừa tiết kiệm được nhiều lương thực (so với tháng 5, thì trong tháng 7 thành phố Thượng Hải (8 triệu người) tiết kiệm được một số lương thực đủ cho 2 triệu người ăn 1 tháng), vừa củng cố thêm liên minh của công nông.

Đó là một kinh nghiệm quý báu mà chúng ta nên học theo.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 581, ngày 5-10-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.158-159.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.