Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp Nhà xuất bản Văn học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và một số đơn vị liên quan tổ chức xuất bản cuốn sách "Đường Kách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hình thức tái hiện lại bản gốc xuất bản năm 1927.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày lãnh tụ Hồ Chí Minh đến hoạt động tại Quảng Châu (11/11/1924-11/11/2024), chiều 11/11, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc tổ chức Hội thảo khoa học: Hồ Chí Minh - biểu tượng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc.
Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Ngày 25/10, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh - vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”.
Sau khi công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành năm 2008 và nhất là Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch thác Bản Giốc được ký kết năm 2015; xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trở thành “miền đất hứa”, đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương đổi thay từng ngày theo hướng tích cực. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn xã phải tự nguyện, tự giác nâng tầm hơn nữa, trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp.
Say mê nghiên cứu khoa học, đồng cảm với nỗi vất vả của nông dân, Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh) Trần Thị Thúy Anh cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm có tính ứng dụng cao, hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông nghiệp sạch.
Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Ðã từ lâu, tôi cứ suy nghĩ: Bác Hồ là nhà lý luận chính trị đặc biệt, nổi trội về giá trị, tư tưởng so với bình thường; không phải lý luận kinh viện, mà là lý luận thực hành. Suy nghĩ ấy làm tôi muốn hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, để hành động tốt hơn khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
Theo bước chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi có dịp chứng kiến sự gian lao, vất vả, tinh thần chiến đấu, hy sinh của người lính nơi biên cương Tổ quốc.
Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an gần dân, vì nhân dân phục vụ, thường xuyên chấn chỉnh lễ tiết, tác phong nhằm nâng cao văn hóa ứng xử, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an tỉnh Phú Thọ.
Do tai nạn nghề nghiệp mà tay phải đeo bàn tay giả, còn bàn tay trái cầm nắm rất khó khăn, nhưng hơn 20 năm nay ông vẫn không ngừng sáng tạo khoa học. Ðó là GS,TS Trần Ðức Thiệp (cùng với GS,TS Nguyễn Văn Ðỗ) vinh dự được trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2011 với công trình "Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Ðảng ta và nhân dân ta. Người đã để lại cho chúng ta những bài học lớn về rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách làm người, làm cán bộ. Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Người là một trong những bài học sinh động đó.