Tính đến tháng 8 năm 1953, Quân chí nguyện Trung Quốc có 6.100 đơn vị xuất sắc nhất và 300.000 chiến sĩ gương mẫu, trong đó có 282 anh hùng, 8 anh hùng được Chính phủ nhân dân Triều Tiên tặng danh hiệu “Anh hùng của nước Cộng hòa Triều Tiên”. Một trong 8 anh hùng là đồng chí Hoàng Kế Quang.

Đồng chí Quang là một bần nông ở tỉnh Tứ Xuyên, lúc 20 tuổi tham gia Quân chí nguyện.

Tháng 10-1952, hai sư đoàn Mỹ tiến công mặt trận Sangcumsung. Sau 6 hôm, Quân chí nguyện phản công. Một tiểu đoàn ta được lệnh tranh lại cho kỳ được mỏm núi “597” do 2 tiểu đoàn Mỹ chiếm giữ.

Nửa đêm, một bộ phận tiểu đoàn ta tiến đến nửa dốc núi. Địch từ lôcốt trên đỉnh núi bắn xuống như mưa. Gần sáng rồi... Đồng chí Quang đưa cho viên chỉ huy xem một bức thư của mẹ mình, trong thư chỉ có 6 chữ “Con phải tận trung với nước” - và xin xung phong phá lôcốt địch. Hai chiến sĩ khác cũng xin xung phong. Ba người bò lên được một đoạn, thì hai người đã bị hy sinh, đồng chí Quang bị thương nơi cánh tay, nhưng vẫn cố bò lên. Gần đến lôcốt, đồng chí Quang bị bắn vào ngực, ngã gục xuống, nhưng lại cố vùng dậy ném lựu đạn. Lôcốt địch bị phá toang. Bộ đội ta ào lên. Bất thình lình súng máy địch lại từ một lỗ châu mai bắn ra dữ dội.

Đồng chí Quang (bị thương nặng và mọi người tưởng đã hy sinh rồi) lại vụt dậy lao mình vào lỗ châu mai. Địch không bắn được nữa. Đồng chí hy sinh oanh liệt, nhưng quân ta giành được mỏm núi, và tiêu diệt hơn 1.200 binh sĩ địch trong trận ấy.

Trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức, đồng chí Matơrôsốp trong quân đội Liên Xô cũng hy sinh oanh liệt như vậy.

Trong cuộc kháng chiến của ta, nhiều chiến sĩ cũng oanh liệt giống như vậy. Những hy sinh cao cả ấy đã đưa lại những thắng trận vẻ vang.

Chỉ có quân đội cách mạng của nhân dân mới có tinh thần dũng cảm vô cùng như vậy. Và nhờ tinh thần ấy, mà kháng chiến nhất định thắng lợi hoàn toàn.

C.B.
----------

- Báo Nhân Dân, số 160, từ ngày 16 đến ngày 20-1-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.391-392.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.