Ở Đông Bắc (Trung Quốc), có ba anh em nông dân họ Đinh là Toàn Nhiệm, Toàn Nghĩa, Toàn Vũ. Khi giặc Mỹ tiến gần sông Áp Lục, nhân dân Trung Quốc tổ chức Quân chí nguyện, ba anh em họ Đinh thảo luận với nhau.

Nghĩa nói: Anh cả phải ở nhà giúp chị, săn sóc các cháu; em Vũ còn nhỏ tuổi. Vậy để tôi tòng quân.

Nhiệm nói: Anh là đảng viên cộng sản, phải xung phong trước. Vậy hai em ở nhà, để anh đi.

nói: Giặc Mỹ giết người không phân biệt lớn hay nhỏ. Anh cả xung phong, thì em cũng học xung phong.

Ba anh em đang tranh luận, thì chị Nghĩa nói: Con cái đã có tôi săn sóc. Cả ba anh em cùng đi vậy. Càng nhiều người càng diệt được nhiều giặc. Thắng lợi rồi sẽ cùng nhau về.

Thế là cả ba anh em vào Quân chí nguyện để chống Mỹ giúp Triều, giữ nhà giữ nước. Ba anh em đều là chiến sĩ kiểu mẫu. Gặp việc gì cũng xung phong. Vì vậy, Nghĩa và Vũ đã được nhận làm đoàn viên Đoàn Thanh niên dân chủ mới.

Nước ta cũng có nhiều gia đình cả nhà tham gia kháng chiến như gia đình anh em họ Đinh. Rất mong các đoàn thể địa phương viết thư cho chúng tôi rõ, để đăng lên báo; đó cũng là một cách khen thưởng và giáo dục.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 25, ngày 13-9-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.