Những cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn, chỉnh lý hộ khẩu ở thành thị, và điều tra số dân trước tổng tuyển cử đã giúp cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biết rõ hiện nay Trung Quốc có:

Hơn 185 vạn cụ già từ 80 đến 99 tuổi,

Hơn 3.000 cụ từ 100 tuổi trở lên.

Nhiều cụ vẫn “trẻ trung” và hoạt động mạnh. Như cụ Tề Bạch Thạch (một người vẽ khéo nổi tiếng) năm nay 94 tuổi, là đại biểu Quốc hội. Sau những cuộc hội họp bàn bạc việc nước, cụ vẫn thích vẽ.

Các nhà khoa học Liên Xô nhận rằng người ta có thể sống đến 200 tuổi.

Muốn sống lâu như thế, phải có hai điều kiện:

Điều kiện chung - Xã hội không còn chế độ người bóc lột người (Ở những thành thị các nước tư bản, tại các khu phố nghèo, số người chết nhiều hơn ở các khu phố giàu, và tính tuổi thì người giàu sống lâu hơn người nghèo).

Điều kiện riêng - Ai cũng tùy sức mà tham gia lao động. Cũng như bộ máy chạy đều thì khỏi sét ăn và tốt mãi; người có lao động thì có sức khỏe, sống lâu. Sinh hoạt phải có điều độ, tránh những thèm muốn có hại, biết giữ gìn vệ sinh. Như vậy thì tinh thần vui vẻ, thân thể khỏe khoắn, và chắc sống lâu.

Sống lâu không tại số trời.

Người mà biết sống, thì người sống lâu.

Tái bút - Sau khi báo Nhân Dân (17-10) đăng chuyện cụ Aivadốp, người Liên Xô, năm nay 147 tuổi, có bạn đọc cho biết thêm:

Cụ Ápdive 180 tuổi (mới mất năm ngoái).

Hai cụ bà Pơrôvôdina và Kôlikina 136 tuổi.

Ngoài các cụ trên, Liên Xô có 117 cụ năm nay 110 tuổi, 4.425 cụ hơn 100 tuổi. Nước ta chắc cũng có nhiều cụ 80 tuổi trở lên. Mong các đồng chí địa phương cho báo Nhân Dân biết.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 638, ngày 1-12-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.