Tình cờ, tôi xem một tờ báo Mỹ “Hoa Thịnh Đốn” (Washington Post) tháng 1-1949, có tin như sau:

“Trong 6 tháng nay, 33 sư đoàn của Tưởng Giới Thạch đã đầu hàng. Không phải vì thiếu súng đạn. Trái lại, chính vì nhiều súng đạn. Hễ nghe tin sư đoàn nào của Tưởng Giới Thạch có vũ khí đầy đủ, thì quân cộng sản phái người đi thuyết phục. Kết quả là cán bộ cộng sản mang về nhiều chiến lợi phẩm và hàng binh… Chỉ trong 1 năm nay, Tưởng đã mất hơn 25 vạn khẩu súng như thế”.

Vì ngụy binh Trung Quốc biết rõ mưu Mỹ và Tưởng, không chịu làm nghề “nồi da nấu thịt”, nên Mỹ và Tưởng đã “tiền mất, tật mang”.

Nay Mỹ đã giúp thực dân Pháp và bù nhìn Việt gian tổ chức bốn sư đoàn ngụy binh. Nếu cán bộ ta khéo thuyết phục, thì ngụy binh lầm đường sẽ quay về với Tổ quốc, cũng như binh sĩ của Tưởng đã quay về với Giải phóng quân Trung Quốc. Và thực dân Pháp, bù nhìn Việt gian cùng bọn can thiệp Mỹ sẽ thất bại, cũng như Mỹ và Tưởng đã thất bại ở Trung Quốc.

Đế quốc Mỹ thật là “chết mà nết không chừa”.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 38, ngày 27-12-1951, tr.1.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.